Kỹ năng giải quyết tranh chấp thương mại cơ bản
pinnup

Kỹ năng giải quyết tranh chấp thương mại cơ bản

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, không thể tránh khỏi sự xuất hiện của các tranh chấp và xung đột. Đứng trước vấn đề này, kỹ năng giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải là vô cùng quan trọng để cuộc hòa giải đi đến thành công, hạn chế rủi ro và giữ được uy tín của doanh nghiệp. Trong bài viết dưới đây, Apolat Legal sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về tranh chấp thương mại cũng như kỹ năng hòa giải viên cần biết.

kỹ năng giải quyết tranh chấp thương mại
Kỹ năng giải quyết tranh chấp thương mại cần biết

1. Lý luận chung về tranh chấp thương mại bằng hòa giải

Trước khi tìm hiểu các kỹ năng giải quyết tranh chấp thương mại cụ thể, Apolat Legal sẽ mang đến cho bạn một số thông tin tổng quát liên quan đến vấn đề tranh chấp thương mại và thủ tục hòa giải:

1.1. Thủ tục hòa giải và hòa giải viên

Hòa giải là phương pháp giải quyết tranh chấp thương mại có sự tham gia của bên thứ 3 làm trung gian hòa giải để thuyết phục và hỗ trợ các bên đang tranh chấp, từ đó tìm kiếm giải pháp loại trừ tranh chấp đã phát sinh.

Hòa giải thương mại có thể hiểu là phương pháp giải quyết tranh chấp được cả 2 bên thỏa thuận, có hòa giải viên tham gia hỗ trợ giải quyết tranh chấp.

Hòa giải viên phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định hiện hành. Đây phải là đối tượng được các bên lựa chọn hoặc được tổ chức hòa giải thương mại chỉ định theo yêu cầu của hai bên, Từ đó, hỗ trợ một cách tốt nhất cho các bên liên quan để nhanh chóng giải quyết được mâu thuẫn thương mại.

1.2. Kỹ năng giải quyết tranh chấp trong thương mại

Kỹ năng là thực lực của của chủ thể giúp họ thực hiện một cách thuần thục một chuỗi hành động, dựa trên cơ sở kiến thức và kỹ năng, từ đó mang đến kết quả như mong đợi.

Từ đó, có thể định nghĩa kỹ năng giải quyết tranh chấp thương mại là các kiến thức dựa trên nền tảng là pháp luật hiện hành cùng kỹ năng thực tế để giải quyết mâu thuẫn, bất đồng trong hoạt động kinh doanh, loại bỏ xung đột, giúp hai bên tranh chấp có được cuộc hòa giải thành công.

kỹ năng cơ bản giải quyết tranh chấp thương mại gồm những gì
Kỹ năng giải quyết tranh chấp trong thương mại là gì?

2. Kỹ năng hòa giải viên trong giải quyết tranh chấp thương mại

Để đưa buổi hòa giải đi đến kết quả thành công, hòa giải viên cần phải có đầy đủ những kỹ năng quan trọng như sau:

2.1 Kỹ năng chuẩn bị hòa giải 

2.1.1 Chuẩn bị hồ sơ 

Sau khi tiếp nhận một vụ việc, điều đầu tiên mà các hòa giải viên cần thực hiện chính là chuẩn bị hồ sơ. Hòa giải viên cần trau dồi kỹ năng hoàn thiện giấy tờ, bởi làm tốt bước này sẽ giúp quy trình tiếp theo trở nên đơn giản và thuận lợi.

  • Quy trình này yêu cầu hòa giải viên phải chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ cần thiết, bao gồm các tài liệu liên quan đến quan hệ tranh chấp và hồ sơ của hòa giải viên. Đồng thời, chuẩn bị thêm các loại tài liệu cần thiết khác như giấy tờ hay văn bản, hạn chế tình trạng thiếu hồ sơ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến công tác hòa giải.
  • Trong quá trình làm việc, hòa giải viên có thể yêu cầu các bên liên quan cung cấp thêm thông tin và bằng chứng. Các chứng cứ này phải được chứng thực và phù hợp với pháp luật hiện hành.
kỹ năng cơ bản giải quyết các tranh chấp thương mại
Chuẩn bị hồ sơ

2.1.2 Tiếp nhận và phân tích hồ sơ 

Kỹ năng tiếp thu thông tin: Hòa giải viên phải lấy thông tin từ rất nhiều nguồn, do đó phải biết chọn lọc, chỉ tiếp nhận những thông tin phù hợp, xác đáng và có độ pháp lý cao.

Kỹ năng phân tích và thẩm định hồ sơ:

  • Hồ sơ các bên cung cấp cho hòa giải viên có thể sẽ rất lộn xộn, không đầy đủ nên hòa giải viên phải có kỹ năng tiếp nhận chọn lọc, chỉ đọc những hồ sơ có liên quan đến vụ việc, bỏ qua các loại tài liệu không cần thiết.
  • Những tài liệu quan trọng hoặc liên quan trực tiếp đến vụ việc hòa giải thì nên đánh dấu lại để làm căn cứ sau này.
  • Trong quá trình đọc hồ sơ, hòa giải viên phải phân tích và thẩm định được mức độ chính xác của hồ sơ, bởi các bên liên quan thường có xu hướng chỉ cung cấp những loại chứng cứ có lợi cho bên mình, giấu đi những hồ sơ bất lợi.

Kỹ năng lựa chọn cơ sở pháp lý phù hợp:

  • Cơ sở pháp lý được lựa chọn phải phù hợp với tính chất của vụ việc. Hòa giải viên phải có kỹ năng cập nhật được các thông tin và nghị định mới nhất, từ đó áp dụng vào quá trình hòa giải, hạn chế sử dụng cơ sở pháp lý đã hết hiệu lực.
  • Ngoài ra, việc nghiên cứu thêm các bộ luật, thông tư nghị định có liên quan khác để áp dụng vào quy trình hòa giải cũng vô cùng quan trọng.

Có thể thấy, tiếp nhận và phân tích hồ sơ tuy chỉ là bước đầu nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng, bởi nó chính là tiền đề để hòa giải viên định hình suy nghĩ và có hướng giải quyết vụ việc phù hợp. Chứng cứ được hai bên đưa ra vô cùng quan trọng, đòi hỏi hòa giải viên có kỹ năng và trình độ trong quá trình tiếp nhận thông tin, chỉ thu thập những bằng chứng thực sự có lợi và cần thiết.

kỹ năng giải quyết tranh chấp thương mại cơ bản
Kỹ năng tiếp nhận và phân tích hồ sơ

2.2 Kỹ năng trong hòa giải 

Sau khi hồ sơ đã được hoàn thiện, hòa giải viên sẽ tiến hành tổ chức phiên hòa giải với sự tham gia của các bên liên quan. Đây là bước vô cùng quan trọng, đòi hỏi hòa giải viên phải có đầy đủ các kỹ năng như lắng nghe, phân tích tâm lý, đưa ra chứng cứ xác thực để thuyết phục cả hai bên… Cụ thể, hòa giải viên cần thực hiện những công việc như sau:

  • Thực hiện đúng theo nguyên tắc và phương pháp hòa giải, trao đổi trực tiếp với mỗi bên, tìm hiểu nguyên nhân cụ thể gây mâu thuẫn và tranh chấp, tôn trọng lẽ phải.

Kỹ năng giải quyết tranh chấp thương mại thường được áp dụng trong trường hợp này là sử dụng uy tín của Hòa giải viên để giải thích, phân tích, giáo dục, động viên các bên tranh chấp tự nguyện hòa giải, từ đó đi đến thỏa thuận giải quyết tranh chấp phát sinh.

Hòa giải viên cũng cần nắm rõ đặc điểm tâm lý của các đối tượng tham gia hòa giải (như phụ nữ, người già, thanh niên, trẻ em…) đồng thời hiểu được tính chất của vụ việc (liên quan đến hình sự, dân sự hay hôn nhân gia đình). Từ đó, áp dụng các kỹ năng hòa giải sao cho phù hợp và đạt được kết quả như mong muốn.

  • Tùy vào từng vụ việc mà hòa giải viên có thể tiến hành gặp mặt từng bên hoặc các bên cùng lúc. Sau đó, tiến hành phân tích và giải thích vụ việc, đưa ra những hành vi phù hợp về pháp luật và đạo đức, cũng như các hành vi sai trái của mỗi bên. Hòa giải viên nên có thái độ khách quan và chân thành, chỉ ra cụ thể những hậu quả liên quan đến pháp luật mà đương sự sẽ phải chịu nếu tiếp tục tranh chấp. Trên cơ sở này, sử dụng “nghệ thuật” để cảm hóa, thuyết phục, sao cho các bên nhận ra được lỗi lầm của mình. Từ đó, đi đến kết quả như mong muốn là các bên tự thỏa thuận để giải quyết, Không nên áp đặt ý chí của Hòa giải viên lên đương sự.
  • Nếu Hòa giải viên là người chứng kiến trực tiếp vụ tranh chấp thì cần can ngăn, làm dịu tình hình căng thẳng, tránh để xung đột lớn hơn. Nếu tranh chấp tiến đến đánh nhau, gây mất trật an ninh thì cần có biện pháp để kịp thời ngăn chặn, cần thiết thì phải báo cho Công an cấp xã hoặc cảnh sát khu vực để tiến hành can thiệp.
  • Bên cạnh đó, Hòa giải viên cũng nên tranh thủ sự đồng tình của các cá nhân, tổ chức có liên quan đến vụ việc hoặc có ảnh hưởng đến các bên tranh chấp.
kỹ năng cơ bản của hòa giải viên trong giải quyết tranh chấp thương mại
Kỹ năng trong hòa giải

2.3 Kỹ năng khi phiên hòa giải kết thúc 

Sau khi kết thúc phiên hòa giải, Hòa giải viên sẽ cần lập biên bản tùy vào kết quả của vụ việc:

  • Nếu hòa giải thành công, biên bản cần có chữ ký của hòa giải viên và các bên tham gia hòa giải. Hòa giải viên cần tiếp tục hỗ trợ, động viên và nhắc nhở các bên tự nguyện thực hiện thỏa thuận của mình, đồng thời tạo điều kiện để họ thực hiện tốt các cam kết đã đặt ra.
  • Nếu hòa giải không thành công, biên bản sẽ cần ghi rõ lý do hòa giải không thành, có chữ ký của cả hai bên hòa giải. Sau đó hòa giải viên tiến hành hướng dẫn cho các bên thủ tục khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp.
  • Nếu hòa giải thành công nhưng thỏa thuận không thực hiện thì biên bản cần được lập và có chữ ký của một hoặc các bên liên quan. Đây sẽ là cơ sở để cấp trên giải quyết vụ việc theo thẩm quyền, bởi kết quả hòa giải không có chế tài thực hiện.

Tham khảo thêm: Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại trong kinh doanh

kỹ năng của luật sư giải quyết tranh chấp thương mại gồm những gì
Kỹ năng khi phiên tòa kết thúc

3. Nguyên tắc khi tiến hành hòa giải 

  • Tôn trọng lẽ phải và sự thật khách quan.
  • Hòa giải viên cần trung thực, đảm bảo bí mật và giữ uy tín cho các bên liên quan.
  • Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hay đe dọa bằng vũ lực, bắt buộc các bên liên quan phải làm theo ý chí của mình.
  • Nội dung thỏa thuận sau khi hòa giải không được vi phạm các điều cấm của pháp luật, không trái với đạo đức xã hội.

Trên đây là một số kỹ năng giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải mà Apolat Legal đã tổng hợp được qua những vụ việc thực tế. Trong trường hợp bạn có bất cứ thắc mắc gì, hoặc muốn gặp mặt luật sư để được tư vấn về quy trình giải quyết tranh chấp thương mại, hãy liên hệ với Apolat Legal ngay để được hỗ trợ tận tình.

THÔNG TIN LIÊN HỆ: 

  • HCM: Tầng 5, 99-101 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Hồ Chí Minh.
  • HN: Tầng 10, số 5 Điện Biên Phủ, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Hà Nội.
  • Phone: 0911 357 447
  • Email: info@apolatlegal.com
  • Website: apolatlegal.com

Khuyến cáo:

Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.

Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ liên của bài viết, vui lòng gửi email đến cs@apolatlegal.vn.

Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến giải quyết tranh chấp. Vui lòng tham khảo ý kiến ​​​​về dịch vụ của chúng tôi để giải quyết tranh chấp và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Việt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com .

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn



    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site. Switch to a production site key to remove this banner.