1. Quy định thừa kế của pháp luật
Theo quy định của pháp luật, thừa kế được hiểu là sự dịch chuyển tài sản của người chết sang cho những người còn sống. Trong trường hợp này, tài sản sẽ được gọi là di sản. Thừa kế được chia ra làm 2 hình thức:
- Thừa kế theo di chúc: Là hình thức thừa kế trong đó sự dịch chuyển tài sản đã được quyết định bởi người chết khi họ còn sống (căn cứ theo Điều 624 Bộ Luật Dân sự 2015).
- Thừa kế theo pháp luật: Là hình thức thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự áp dụng sẽ tuân thủ theo quy định của pháp luật, cụ thể tại Điều 649 Bộ Luật Dân sự năm 2015.
2. Quy định của pháp luật về hàng thừa kế thứ 3
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 651 Bộ Luật dân sự năm 2015, hàng thừa kế thứ 3 được định nghĩa như sau:
Hàng thừa kế thứ ba bao gồm cụ nội, cụ ngoại của người đã chết, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột nếu người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột nếu người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Như vậy, hàng thừa kế thứ 3 có quan hệ khá xa so với người đã chết. Những thành viên thuộc hàng thừa kế này có thể lên đến 4 đời như cụ nội, cụ ngoại, gần hơn có thể kể đến những người thân như cô, dì, chú, bác và cháu ruột của người đã mất.
3. Hàng thừa kế thứ 3 được chia di sản như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 và khoản 3 tại Điều 651 Bộ Luật Dân sự năm 2015, quy định thừa kế cụ thể như sau:
- Những thành viên cùng hàng thừa kế sẽ được thừa hưởng phần di sản như nhau.
- Những thành viên thuộc hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai thuộc hàng thừa kế trước, bởi các nguyên nhân như đã chết, thuộc các trường hợp không được hưởng di sản, bị truất quyền thừa hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Nghĩa là, hàng thừa kế thứ 3 chỉ được thừa hưởng di sản trong trường hợp không còn ai thuộc hàng thừa kế thứ 1 (bao gồm vợ, chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người đã mất) và hàng thừa kế thứ 2 (bao gồm ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị em ruột của người đã mất, cháu ruột trong trường hợp người mất là ông bà ngoại hoặc ông bà nội), do những người này đã chết, thuộc các trường hợp không được hưởng di sản, bị truất quyền thừa hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Thực tế, không có nhiều trường hợp hàng thừa kế thứ 3 được hưởng di sản. Do các cụ nội, cụ ngoại có ít người còn sống hoặc còn đủ minh mẫn để chấp nhận việc thừa kế, phổ biến nhất trong hàng thừa kế thứ 3 chính là cô dì chú bác ruột của người đã mất.
4. Trường hợp không được quyền hưởng di sản
Những trường hợp không được quyền hưởng di sản theo quy định của Điều 621 Bộ Luật Dân sự năm 2015 như sau:
- Đối tượng bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng sức khỏe, hoặc có hành vi ngược đãi nghiêm trọng người để lại di sản, xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của người đó.
- Đối tượng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản.
- Đối tượng bị kết án vì có hành vi cố ý xâm phạm tính mạng của người thừa kế khác để nhận được di sản của người đó.
- Đối tượng có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản thực hiện di chúc, giả mạo hoặc sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm mục đích thừa hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý nguyện của người đã khuất.
Cá biệt những trường hợp trên vẫn có quyền hưởng di sản nếu người để lại di sản đã biết hành vi của họ nhưng vẫn đồng ý cho họ hưởng di sản theo di chúc.
Hy vọng một số thông tin về hàng thừa kế thứ 3 trên đây đã giúp bạn hiểu thêm về quy trình thừa kế di sản theo pháp luật. Đừng quên liên hệ ngay với Apolat Legal nếu còn bất cứ thắc mắc hay câu hỏi nào cần phải giải đáp.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- HCM: Tầng 5, 99-101 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Hồ Chí Minh.
- HN: Tầng 10, số 5 Điện Biên Phủ, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Hà Nội.
- Phone: 0911 357 447
- Email: info@apolatlegal.com
- Website: apolatlegal.com
Tham khảo thêm các bài viết liên quan đến hàng thừa kế thứ 3
- Quy định hàng thừa kế theo pháp luật
-
Quy định về diện và hàng thừa kế theo pháp luật hiện hành
-
Thủ tục khai di sản thừa kế nhanh và chuẩn nhất hiện nay
-
Thủ tục thừa kế cổ phần, cổ phiếu theo quy định
Khuyến cáo:
Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.
Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ liên của bài viết, vui lòng gửi email đến cs@apolatlegal.vn.
Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến giải quyết tranh chấp. Vui lòng tham khảo ý kiến về dịch vụ của chúng tôi để giải quyết tranh chấp và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Việt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com .