Giảng dạy các khóa học ngắn hạn tại Việt Nam (Phần 2)

1. Lời mở đầu 

Tại phần trước, chúng ta đã có được cái nhìn tổng quát về pháp luật Việt Nam đối với việc tổ chức giảng dạy các khóa học ngắn hạn tại Việt Nam, về hai loại hình đào tạo thường xuyên và đào tạo sơ cấp cũng như những điểm khác biệt cơ bản giữa chúng. Trong phần này, Apolat Legal sẽ tập trung vào một số các điều kiện pháp lý nổi bật nhằm cho người đọc có cái nhìn rõ hơn về hai loại hình đào tạo ngắn hạn cũng như giúp các nhà đầu tư có sự chuẩn bị tốt hơn trong việc tuân thủ các quy định về giảng dạy các khóa học ngắn hạn tại Việt Nam. 

Xem thêm: Giảng dạy các khóa học ngắn hạn tại Việt Nam (Phần 1)

2. Điều kiện về ngành nghề đào tạo 

Đối với cả hai loại hình đào tạo thường xuyên và đào tạo sơ cấp, một điều kiện tiên quyết đối với doanh nghiệp tổ chức giảng dạy đó chính là nội dung dự kiến đào tạo phải thuộc hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải có ngành nghề giảng dạy. Ví dụ: Doanh nghiệp mong muốn giảng dạy đồ họa sơ cấp thì phải có các ngành nghề liên quan đến đồ họa và giảng dạy sơ cấp.  

Nếu doanh nghiệp chưa có các ngành nghề tương ứng với nội dung dự kiến đào tạo, thì doanh nghiệp đó có thể thực hiện thủ tục pháp lý để bổ sung các ngành nghề đó. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, cần phải lưu ý đến các điều kiện tiếp cận thị trường đối với từng ngành nghề dự định đăng ký để xác định chính xác các khóa học sẽ giảng dạy. 

3. Điều kiện về tuyển sinh 

3.1 Đối tượng tuyển sinh  

Điều kiện chung về đối tượng tuyển sinh đó chính là người từ đủ 15 (mười lăm) tuổi trở lên, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học. Tuy nhiên, cũng có các trường hợp ngoại lệ như sau: 

  1. Được phép tuyển sinh người dưới 15 tuổi nếu đào tạo các ngành, nghề đặc thù trong danh mục do Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch ban hành sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội 
  1. Đối với chương trình đào tạo thường xuyên theo hình thức học nghề, tập nghề cho người sử dụng lao động, được phép tuyền sinh người đủ 14 (mười bốn) tuổi và phải có đủ sức khỏe phù hợp với yêu cầu của nghề. 

3.2 Quy mô tuyển sinh:   

Theo quy định hiện hành, không có giới hạn về quy mô tuyển sinh trong một thời hạn nhất định đối với đào tạo thường xuyên. Nhưng theo các quy định về đào tạo sơ cấp, một giáo viên chỉ được giảng dạy tối đa 25 học viên trong một năm, làm giới hạn số lượng tuyển sinh tối đa hàng năm. Ví dụ: Với 3 giáo viên thì quy mô tuyển sinh tối đa sẽ là 75 học viên trong một năm. 

4. Điều kiện về cơ sở vật chất 

Việc có thiết bị đào tạo, cơ sở vật chất phù hợp với nghề giảng dạy, số lượng học viên và thời gian đào tạo là một yêu cầu bắt buộc theo pháp luật mà nhà đầu tư phải chuẩn bị trước khi thực hiện các thủ tục xin phép đào tạo và duy trì trong suốt thời gian giảng dạy. Đặc biệt, đối với đào tạo sơ cấp, cần phải bảo đảm rằng diện tích phòng học lý thuyết, phòng, xưởng thực hành dùng cho học tập, giảng dạy bảo đảm ở mức bình quân ít nhất là 04 m2/chỗ học.  

Pháp luật hiện tại chưa có quy định giải thích chi tiết về các tiêu chí mà cơ sơ vật chất phải đáp ứng để được xem là phù hợp với ngành nghề giảng dạy. Sự phù hợp này sẽ dựa vào đánh giá của cơ quan nhà nước trong quá trình cấp phép hoặc kiểm tra sau khi xem xét đến tính hợp pháp, điều kiện thực tế cũng như quy trình sử dụng các thiết bị đào tạo. Các nhà đầu tư phải chuẩn bị các giấy tờ như hợp đồng mua bán, hóa đơn, biên bản nghiệm thu cùng với kế hoạch sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo chi tiết để có thể xin được Giấy phép hoạt động giáo dục nghề nghiệp cũng như xuất trình cơ quan nhà nước khi có yêu cầu. 

5. Điều kiện về giáo viên 

Đối với đào tạo thường xuyên, giáo viên giảng dạy phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia  bậc  2/5 hoặc  chứng nhận bậc  thợ  3/7, 2/6  trở lên, nghệ nhân cấp tỉnh, nghệ nhân làng nghề, nông dân sản xuất giỏi cấp huyện, người trực tiếp làm nghề liên tục từ 5 năm trở lên và có chứng chỉ kỹ năng dạy học trực tiếp giảng dạy đối với nghề đào tạo. 

Đối với đào tạo sơ cấp, pháp luật yêu cầu phải đáp ứng ba tiêu chí chính là năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm và năng lực phát triển nghề nghiệp. Mỗi tiêu chí đều có các tiêu chuẩn mà giáo viên cần phải đáp ứng. Có bốn tiêu chuẩn tối quan trọng mà giáo viên cần phải đăc biệt lưu ý là như sau: 

5.1 Tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn: Đòi hỏi giáo viên phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề hoặc trung cấp trở lên, có chuyên ngành đào tạo phù hợp với nghề giảng dạy hoặc có một trong các chứng chỉ kỹ năng nghề phù hợp với nghề giảng dạy để dạy trình độ sơ cấp sau: Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 1 hoặc chứng nhận bậc thợ 3/7, 2/6 hoặc chứng nhận nghệ nhân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc tương đương trở lên.
  • Nắm vững kiến thức của mô-đun được phân công giảng dạy.
  • Có kiến thức về các mô-đun liên quan trong nghề.
  • Hiểu biết về thực tiễn nghề nghiệp và nắm vững kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động của nghề được phân công giảng dạy.
  • Thực hiện thành thạo các kỹ năng nghề quy định trong chương trình mô-đun được phân công giảng dạy.
  • Biết tổ chức lao động sản xuất, dịch vụ của nghề được phân công giảng dạy. 

5.2 Tiêu chuẩn về trình độ ngoại ngữ: Giáo viên phải có năng lực sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện nhiệm vụ của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp theo yêu cầu vị trí việc làm do người đứng đầu cơ sở hoạt động đào tạo sơ cấp quy định. 

5.3 Tiêu chuẩn về trình độ tin học: Có năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện nhiệm vụ của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp theo yêu cầu vị trí việc làm do người đứng đầu cơ sở hoạt động đào tạo sơ cấp quy định 

5.4 Tiêu chuẩn về Trình độ nghiệp vụ sư phạm và thời gian tham gia giảng dạy: Yêu cầu giáo viên phải có chứng chỉ sư phạm dạy nghề dạy trình độ sơ cấp nghề hoặc chứng chỉ bồi dưỡng sư phạm bậc 1 hoặc chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ sơ cấp hoặc tương đương trở lên. Ngoài ra, giáo viên cần phải có thời gian tham gia giảng dạy ít nhất 6 tháng. 

6. Điều kiện về chương trình, giáo trình đào tạo 

6.1 Đối với đào tạo thường xuyên: 

Người đứng đầu cơ sở giáo dục thường xuyên tự chủ, tự chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng hoặc có thể lựa chọn chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo để phê duyệt và đưa vào tổ chức đào tạo. Chương trình đào tạo phải được công khai tại trụ sở, cơ sở đào tạo, trong thông báo tuyển sinh hoặc trên Website của cơ sở đào tạo hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cấu trúc và nội dung của chương trình và giáo trình phải đáp ứng các yêu cầu của pháp luật11.  

6.2 Đối với đào tạo sơ cấp: 

Pháp luật có quy định cụ thể về yêu cầu, nội dung và cấu trúc chương trình, giáo trình12.Việc xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, thẩm định và ban hành các tài liệu này phải tuân theo quy trình đã được pháp luật quy định, cụ thể như sau: 

  • Về chương trình đào tạo, người đứng đầu cơ sở đào tạo phải thành lập Ban chủ nhiệm xây dựng chương trình và Hội đồng thẩm định chương trình, mỗi tổ chức bao gồm từ 5 đến 7 thành viên và không một người nào vừa là thành viên Ban chủ nhiệm vừa là thành viên Hội đồng thẩm định. Ban chủ nhiệm này sẽ có nhiệm vụ thiết kế, biên soạn và hoàn thiện dự thảo chương trình. Hội đồng thẩm định sẽ thẩm định bản dự thảo này, và báo cáo kết quả thẩm định với người đứng đầu cơ sở đào tạo để phê duyệt và ban hành chương trình đó.
  • Về giáo trình đào tạo, người đứng đầu cơ sở đào tạo phải thành Tổ biên soạn xây dựng chương trình và Hội đồng thẩm định giáo trình, mỗi tổ chức bao gồm từ 5 đến 7 thành viên và không một người nào vừa là thành viên Tổ biên soạn vừa là thành viên Hội đồng thẩm định. Ban chủ nhiệm này sẽ có nhiệm vụ thiết kế, biên soạn và hoàn thiện dự thảo giáo trình. Hội đồng thẩm định sẽ thẩm định bản dự thảo này, và báo cáo kết quả thẩm định với người đứng đầu cơ sở đào tạo để phê duyệt và ban hành giáo trình. 

Ngoài ra, cơ sở đào tạo sơ cấp phải công khai chương trình đào tạo và chuẩn đầu ra của từng chương trình đào tạo của cơ sở mình với người học nghề, gia đình họ khi tuyển sinh bằng hình thức niêm yết tại trụ sở, cơ sở đào tạo, trong thông báo tuyển sinh hoặc trên Website của cơ sở đào tạo hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng.  

Ít nhất 03 năm một lần, chương trình và giáo trình phải được cập nhật để phù hợp với chuẩn đầu ra đã xác định, yêu cầu của người sử dụng lao động, những thay đổi của công nghệ kỹ thuật trong sản xuất đối với nghề đào tạo, và những thay đổi trong quy định của nhà nước và của cơ sở đào tạo. 

7. Lời kết thúc

Apolat Legal hy vọng rằng nhà đầu tư thông qua ấn phẩm này đã có được sự hiểu biết nền tảng trên cũng như có sự chuẩn bị tốt hơn trong quá trình phát triển sự nghiệp giảng dạy khóa học ngắn hạn tại Việt Nam. 

 

Khuyến cáo:

Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.

Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ của bài viết, vui lòng gửi email đến cs@apolatlegal.vn.

Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Tư vấn thường xuyên. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi tại đây và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com.

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn



    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site.