1. Tranh chấp đầu tư quốc tế là gì?
Tranh chấp đầu tư quốc tế xuất phát từ các bất đồng liên quan đến quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ đầu tư quốc tế. Các bất đồng này có thể bao gồm việc thực hiện các hiệp định bảo vệ đầu tư, các hiệp định quốc tế về đầu tư hoặc các hợp đồng và thỏa thuận đầu tư.
Các bên trong tranh chấp có thể là các quốc gia thành viên ký kết các điều ước quốc tế liên quan đến đầu tư, hoặc là các bên trong các hợp đồng và thoả thuận giữa nhà đầu tư nước ngoài và chính phủ nước tiếp nhận đầu tư. Ngoài ra, còn có các tranh chấp liên quan đến các quan hệ đầu tư khác.
2. Hiệp định thương mại tự do là gì?
Hiệp định thương mại tự do (FTA) là một thỏa thuận quốc tế nhằm giảm thiểu hoặc loại bỏ thuế quan và các rào cản phi thuế quan giữa các nước thành viên. Hiệp định tự do thế hệ mới là một khái niệm được sử dụng phổ biến hiện nay. Theo đó FTA không chỉ tập trung vào việc giảm thuế quan và rào cản phi thuế quan. Mà bên cạnh đó còn mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với các lĩnh vực khác như cạnh tranh, mua sắm, đầu tư, thương mại điện tử.
Hầu hết các FTA thế hệ mới cũng bao gồm các nguyên tắc tự do hoá đầu tư và bảo hộ nhà đầu tư. Ngoài ra, một số FTA thế hệ mới còn bao gồm các nội dung vốn được coi là phi thương mại như lao động, phát triển bền vững, môi trường và quản trị tốt.
Cuối cùng, các nội dung có trong các FTA trước đây cũng được quy định chi tiết và mở rộng các biện pháp được điều chỉnh hơn. Ví dụ như thương mại hàng hóa, bảo vệ sức khoẻ con người và động thực vật.
3. Cơ chế giải quyết tranh chấp đối với đầu tư nhà nước là gì?
Giải quyết tranh chấp đầu tư nhà nước (ISDS) là một điều khoản quan trọng trong các hiệp định thương mại và đầu tư quốc tế. Theo điều khoản này, các nhà đầu tư có quyền khởi kiện và giải quyết tranh chấp với các chính phủ của các quốc gia khác nhau. Nếu các chính phủ này vi phạm các quyền của nhà đầu tư dưới quyền luật quốc tế.
Ví dụ: Nếu một nhà đầu tư đầu tư trong một quốc gia thành viên của một hiệp định thương mại. Sau đó quốc gia đó vi phạm hiệp ước. Nhà đầu tư đó có thể khởi kiện chính phủ của quốc gia đó đối với vi phạm đó.
4. Các loại tranh chấp đầu tư quốc tế
4.1 Tranh chấp đầu tư quốc tế giữa nhà nước và nhà nước
Cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế giữa quốc gia và quốc gia, cũng như giữa chính phủ và nhà đầu tư nước ngoài, được quy định trong nhiều hiệp định thương mại tự do và hiệp định đối tác kinh tế. Tuy nhiên, một số quốc gia đã loại bỏ cơ chế trọng tài ISDS và chỉ giữ lại cơ chế giải quyết tranh chấp giữa chính phủ và chính phủ.
Tranh chấp giữa nhà nước với nhà nước về chính sách thương mại được giải quyết theo cơ chế giải quyết tranh chấp của các tổ chức quốc tế như Tổ chức Thương mại thế giới hoặc Tòa án công lý quốc tế.
Tuy nhiên, các tranh chấp đều có thể bị chính trị hóa và ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác như kinh tế và quân sự. Mục đích của nhà nước trong các tranh chấp này thường là buộc các bên vi phạm phải chấm dứt hành vi vi phạm chính sách thương mại.
4.2 Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và Chính phủ tiếp nhận đầu tư
Trước khi ISDS được áp dụng, các việc giải quyết tranh chấp giữa Chính phủ và nhà đầu tư không thể giải quyết trực tiếp hoặc thông qua tòa án trong nước. Thông hường cần đến biện pháp bảo vệ ngoại giao hoặc áp lực quân sự.
ISDS được xem như một bước tiến đáng kể về mặt thể chế, giúp giảm bớt căng thẳng quốc tế và áp lực quân sự. Cơ chế ISDS có đặc tính cơ bản như:
- Cho phép các bên tư nhân khởi kiện chính phủ cơ sở pháp lý phức tạp và đa dạng và được yêu cầu bồi thường tiền lớn.
- Cơ sở pháp lý phức tạp và đa dạng.
- Các thủ tục được áp dụng dựa trên cơ chế trọng tài thương mại.
- ISDS đã được áp dụng trong hàng nghìn IIAs và các văn bản pháp lý quốc tế khác.
4.3 Tranh chấp giữa thương nhân và thương nhân trong thương mại quốc tế
Trong quan hệ thương mại quốc tế, tranh chấp giữa các doanh nghiệp có thể dẫn đến các vụ tranh chấp khác. Ví dụ như khi nhà đầu tư nước ngoài khởi kiện Chính phủ nước tiếp nhận đầu tư do các quyết định hoặc phán quyết của cơ quan tư pháp gây bất lợi cho nhà đầu tư.
5. Cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế giữa quốc gia và quốc gia
Điều khoản giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế giữa các quốc gia trong các hiệp ước có liên quan đến đầu tư thường điều chỉnh việc giải thích và áp dụng hiệp ước. Đồng thời có thể tồn tại độc lập hoặc song hành với các điều khoản về giải quyết tranh chấp đầu tư giữa nhà đầu tư và chính phủ nước tiếp nhận đầu tư.
Các cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế có thể bao gồm trọng tài, cơ chế tư pháp hoặc cơ chế tương tự tư pháp. Thủ tục trọng tài đầu tư trong các hiệp ước gần đây thường có nhiều khác biệt so với thủ tục trọng tài ISDS trước đây. Dựa theo nguyên tắc minh bạch được đưa ra trong Luật mẫu của UNCITRAL và một số chương về đầu tư trong các hiệp định thương mại tự do.
Tuy nhiên, trong các FTA thế hệ mới mà Việt Nam tham gia. Cơ chế giải quyết tranh chấp giữa chính phủ và chính phủ thường không được quy định cụ thể.
6. Cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và Chính phủ tiếp nhận đầu tư
6.1 Thông qua các phương pháp tư vấn và đàm phán
Phương thức giải quyết tranh chấp này thường quy định trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam tham gia. Mặc dù hiện tại ít tranh chấp được giải quyết theo phương thức này, tuy nhiên đây là thời điểm để các nước tiếp nhận đầu tư chuẩn bị cho các thủ tục tố tụng trong tương lai.
6.2 Thông qua tòa án hay cơ quan có thẩm quyền
Trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam là thành viên. Phương thức giải quyết tranh chấp thường được quy định rõ ràng. Một số hiệp định đầu tư hạn chế khiếu nại nhiều lần cùng một vấn đề và yêu cầu nhà đầu tư từ bỏ các cơ chế giải quyết tranh chấp khác sau khi đã chọn một cơ chế.
Tuy nhiên, phương thức này cũng gây ra nhiều vấn đề như tạo ra sự bất công giữa các bên trong tranh chấp. Hệ thống tư pháp và pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư không đủ năng lực và chưa hoàn thiện. Một số hiệp định khác cho phép nhà đầu tư đệ trình đơn kiện theo cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế sau khi đã khởi kiện tại tòa án trong nước và rút đơn kiện trước khi có phán quyết cuối cùng. Điều này có thể dẫn đến tình trạng nhà đầu tư khởi kiện nhiều lần, gây khó khăn cho thời gian, tài chính và thủ tục theo kiện cho chính phủ nước tiếp nhận đầu tư.
Hiện nay, các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam là thành viên thường không bao gồm phương thức này và quy định tránh khởi kiện hai lần về một vấn đề pháp lý.
6.3 Thông qua trọng tài quốc tế
Các điều khoản về trọng tài ISDS đã được đưa vào các hiệp định đầu tư (IIAs) từ những năm 1960, lần đầu trong Hiệp định giữa Chad và Itali năm 1969. Tuy nhiên, chỉ những năm trở lại đây việc sử dụng cơ chế trọng tài ISDS mới được sử dụng rộng rãi. Việc tham gia đàm phán FTA giúp Việt Nam thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế và phát triển các quy tắc thương mại trong nước. Đồng thời cơ chế giải quyết tranh chấp trong các FTA cũng được lưu tâm.
Trọng tài ISDS được coi là một bước tiến trong việc áp dụng các cơ chế tài phán quốc tế. Hầu hết các FTA mà Việt Nam là thành viên đều quy định về cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài theo các quy định của UNCITRAL, SCC, ICSID, ICC. Cơ chế ISDS giúp thu hút nguồn vốn đầu tư mà không phải lo lắng về việc hoàn thiện thủ tục tư pháp và thể chế pháp luật.
7. Dịch vụ giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế tại Apolat Legal
Apolat Legal là đơn vị uy tín chuyên cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế tại Việt Nam với những ưu điểm sau:
- Có đội ngũ chuyên gia với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.
- Áp dụng phương pháp giải quyết tranh chấp thông minh, nhanh chóng và hiệu quả.
- Cung cấp các giải pháp và lời khuyên chuyên nghiệp trong việc giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.
- Tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp.
- Thành công trong nhiều vụ tranh chấp đầu tư quốc tế.
- Dịch vụ giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế của Apolat Legal đáp ứng được nhu cầu và yêu cầu của các doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam.
- Mức giá dịch vụ công khai và hợp lý.
Như vậy, quá trình giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế không hề đơn giản và đòi hỏi sự chuyên nghiệp, kinh nghiệm cùng sự kiên trì từ các bên liên quan. Với dịch vụ giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế tại Apolat Legal, khách hàng sẽ được đảm bảo về sự chuyên nghiệp, tận tâm và hiệu quả trong giải quyết tranh chấp.
Liên hệ với Apolat Legal để được tư vấn miễn phí!
Thông tin liên hệ:
- HCM: Tầng 5, 99-101 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Hồ Chí Minh.
- HN: Tầng 10, số 5 Điện Biên Phủ, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Hà Nội.
- Phone: 0911 357 447
- Email: info@apolatlegal.com
- Website: apolatlegal.com
Khuyến cáo:
Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.
Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ liên của bài viết, vui lòng gửi email đến cs@apolatlegal.vn.
Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Giải quyết tranh chấp. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi Giải quyết tranh chấp và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com.