1. Diện thừa kế là gì?
Diện thừa kế là phạm vi những người được phép thừa hưởng di sản của người chết theo quy định thừa kế của pháp luật. Diện này được xác định dựa trên ba mối quan hệ với người để lại di sản thừa kế, bao gồm:
- Quan hệ hôn nhân: Mối quan hệ xuất phát từ việc kết hôn như vợ – chồng.
- Quan hệ huyết thống: Mối quan hệ được sinh ra cùng một gốc như cụ – ông/bà, ông bà – cha mẹ, cha mẹ – con cái, anh – chị – em cùng mẹ cha, anh – chị – em cùng mẹ khác cha, anh – chị – em cùng cha khác mẹ.
- Quan hệ nuôi dưỡng: Mối quan hệ dựa trên con nuôi được pháp luật thừa nhận, bao gồm cha/mẹ nuôi – con nuôi.
Diện thừa kế là tất cả những người được thừa kế di sản mà người đã chết để lại
Dựa trên các quy tắc trên, diện thừa kế sẽ được phân chia cho một hàng thừa kế theo thứ tự ưu tiên 1, 2, 3. Những người thừa kế chung hàng sẽ được hưởng di sản thừa kế bằng nhau. Còn những người thuộc hàng thừa kế sau sẽ được hưởng di sản nếu không còn ai ở hàng trước thừa kế. Điều này xảy ra khi người ở hàng trước không có quyền thừa hưởng di sản, chết, từ chối nhận di sản hoặc bị truất quyền thừa kế.
2. Quy định của pháp luật về hàng thừa kế
Hàng thừa kế là căn cứ vô cùng quan trọng để phân chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật. Dựa trên Điều 651 của Bộ luật Dân sự 2005, việc phân chia di sản thừa kế sẽ được phân định theo 3 hàng thừa kế sau:
- Hàng thừa kế 1: Vợ/chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ và con nuôi của người mất.
- Hàng thừa kế 2: Ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị em ruột của người mất; cháu ruột và người mất là ông bà nội, ông bà ngoại.
- Hàng thừa kế 3: Cụ nội/cụ ngoại của người mất; mối quan hệ họ hàng như bác ruột, cô ruột, chú ruột, cậu ruột, dì ruột của người mất; cháu ruột người mất là bác, cô, dì, chú, cậu ruột; chắt ruột của người mất là cụ nội/cụ ngoại.
Có tổng cộng 3 hàng thừa kế xếp từ gần đến xa so với người chết
3. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
Dựa vào quy định trên, các hàng thừa kế sẽ được quy định như sau:
Hàng thừa kế 1
Quan hệ thừa kế di sản giữa vợ – chồng | Vợ chồng sẽ được thừa kế di sản của nhau nếu có một bên chết mà quan hệ hôn nhân vẫn còn tồn tại theo pháp lý. Đặc biệt, việc thừa kế di sản sẽ được phân chia dựa trên các trường hợp cụ thể ở Điều 655 Bộ Luật Dân sự 2015 như sau:
|
Quan hệ thừa kế giữa cha mẹ đẻ – con đẻ và cha mẹ nuôi – con nuôi |
|
Hàng thừa kế 2
Để xác định hàng thừa kế thứ 2, người ta sẽ làm rõ các khái niệm ông bà nội, ông bà ngoại và anh chị em ruột. Cụ thể, ông bà nội là những người đã sinh ra cha của một người, còn ông bà ngoại là người sinh ra mẹ của người đó. Anh chị em ruột là người có cùng cha hoặc mẹ dựa trên quan hệ huyết thống.
Hàng thừa kế 3
Như đã nêu ở trên, hàng thừa kế thứ ba gồm cụ nội – người sinh ra ông nội/bà nội của một người, cụ ngoại – người sinh ra ông ngoại/bà ngoại của một người; cô chú bác, dì cậu ruột – anh chị em ruột của cha hoặc mẹ đẻ của một người. Từ đó, việc xác định hàng thừa kế sẽ rõ ràng và đơn giản hơn rất nhiều.
Pháp luật quy định rõ về quyền lợi của từng hàng thừa kế
4. Quy trình phân chia tài sản thừa kế theo quy định của pháp luật được thực hiện như thế nào?
4.1. Phân chia tài sản thừa kế theo thứ tự người thừa kế
Theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, di sản, quyền và nghĩa vụ người mất sẽ được phân chia như sau:
- Những người thừa kế cùng một hàng sẽ được hưởng phần di sản thừa kế bằng nhau.
- Những người thừa kế ở hàng sau sẽ được hưởng di sản thừa kế trong trường hợp không còn ai ở hàng thừa kế trước do không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết hoặc bị truất quyền thừa hưởng.
- Nếu con của người để lại di sản chết cùng thời điểm hoặc chết trước so với người để lại di sản thì cháu sẽ là người được hưởng phần di sản mà cha mẹ được thừa hưởng nếu còn sống.
- Nếu cháu chết cùng thời điểm hoặc chết trước so với người để lại di sản thì chắt sẽ là người được thừa hưởng di sản mà cha mẹ chắt được thừa hưởng nếu còn sống.
4.2. Phân chia tài sản thừa kế giữa con nuôi, cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ, con riêng và bố dượng, mẹ kế?
- Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này.
- Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này.
Tài sản của người chết sẽ được phân chia theo thứ tự của người thừa kế
4.3. Phân chia tài sản khi vợ, chồng đã chia tài sản chung; vợ, chồng đang xin ly hôn hoặc đã kết hôn với người khác
Dựa trên Điều 655 Bộ luật Dân sự 2015, Pháp luật quy định việc phân chia thừa kế tài sản trong trường hợp vợ/chồng đã chia tài sản chung; vợ chồng đã kết hôn với người khác hoặc đang xin ly hôn như sau:
“Điều 655. Việc thừa kế trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung; vợ, chồng đang xin ly hôn hoặc đã kết hôn với người khác
- Trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.
- Trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.
- Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản.”
Trên đây là những thông tin về diện và hàng thừa kế theo pháp luật hiện hành mà APOLAT tổng hợp được, giúp bạn có cái nhìn tổng quan và chính xác nhất về các diện thừa kế theo quy định của pháp luật. Từ đó, bạn sẽ có cách ứng xử phù hợp khi gặp các tình huống liên quan đến thừa kế, thừa hưởng tài sản.
Giải quyết tranh chấp
- Địa chỉ:
- HCM: Tầng 5, 99-101 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Hồ Chí Minh.
- HN: Tầng 10, số 5 Điện Biên Phủ, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Hà Nội.
- Phone: 0911 357 447
- Email: info@apolatlegal.com
- Website: apolatlegal.com
Tham khảo các bài viết liên quan đến diện và hàng thừa kế theo pháp luật hiện hành
- Thế nào là hàng thừa kế thứ 3? Ai thuộc hàng thừa kế thứ 3
-
Quy định hàng thừa kế theo pháp luật Việt Nam hiện nay
-
Thủ tục khai di sản thừa kế nhanh và chuẩn nhất hiện nay
-
Thủ tục thừa kế cổ phần, cổ phiếu theo quy định
Khuyến cáo:
Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.
Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ liên của bài viết, vui lòng gửi email đến cs@apolatlegal.vn.
Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Doanh nghiệp và đầu tư. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi Giải quyết tranh chấp và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com.