Các quy tắc về chuyển giao rủi ro theo Incoterms 2010

Các quy tắc về chuyển giao rủi ro theo Incoterms 2010

Mặc dù Incoterms 2010 bản thân nó không phải là một bản hợp đồng hoặc là luật áp dụng đầy đủ cho các hợp đồng, việc sử dụng các điều kiện của Incoterms 2010 là cách nhanh chóng và phổ biến hiện nay để quy định về một số vấn đề pháp lý quan trọng trong hợp đồng như phương thức giao hàng, bảo hiểm, phân bổ chi phí và chuyển giao rủi ro. Do đó, sẽ là cần thiết để các bên liên quan nghiên cứu và hiểu cách tiếp cận của Incoterms 2010 đối với các vấn đề chuyển giao rủi ro trong các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Incoterms 2010 có 11 điều khoản. Trong phiên bản này, các điều khoản được chia thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất bao gồm các điều kiện được sử dụng cho tất cả các phương thức vận tải, cụ thể là FCA, CPT, CIP, DAT, DAP, DDP và EXW. Các điều kiện vận tải đường biển hoặc đường thủy bao gồm FAS, FOB, CFR và CIF được phân vào nhóm thứ hai. Ở các phiên bản trước, các điều kiện của Incoterms được nhóm thành các điều khoản nhóm C, điều khoản nhóm D, điều khoản nhóm F và điều khoản nhóm E. 

Tương tự như CISG, Incoterms chỉ đề cập đến rủi ro về chi phí. Theo truyền thống, Incoterms không giải quyết “rủi ro” trong các trường hợp khác, chẳng hạn như hậu quả của việc các bên không thực hiện đúng hợp đồng. Khái niệm ‘rủi ro’ theo Incoterms bao gồm bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại vật chất vô tình nào xảy ra đối với hàng hóa. Điều đó có nghĩa là mất mát hoặc thiệt hại đó phải là “hành động của Chúa” (“act of God”) hoặc sự thiếu sót của các bên thứ ba.

Quy tắc chính của Incoterms 2010 là việc chuyển giao rủi ro sẽ gắn với việc giao hàng như một nghĩa vụ của người bán. Nói cách khác, người bán sẽ chịu rủi ro liên quan đến mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa cho đến thời điểm hàng hóa được giao phù hợp với điều kiện thương mại cụ thể được các bên thỏa thuận. Sau thời điểm đó, các rủi ro xảy ra đối với hàng hóa sẽ do người mua chịu. Do đó, có thể hiểu rằng các quy chuyển giao tắc rủi ro theo Incoterms 2010 và CISG có chung một nguyên lý. 

Theo các điều kiện FCA, FAS và FOB, người bán phải giao hàng theo hợp đồng cho người chuyên chở do người mua chỉ định. Theo điều kiện FCA, rủi ro sẽ xảy ra kể từ khi hàng hóa của hợp đồng được xếp lên phương tiện vận chuyển tại cơ sở của người bán hoặc được đặt dưới sự định đoạt của người vận chuyển trong trường hợp địa điểm giao hàng khác với cơ sở của người bán. Theo các điều kiện FAS và FOB, người bán có nghĩa vụ xếp hàng hóa tương ứng dọc theo mạn tàu và trên boon tàu. Do đó, rủi ro về hàng hóa sẽ được chuyển giao vào những thời điểm hàng hóa được xem là đã giao bởi người bán theo từng điều kiện trên.

Liên quan đến điều kiện FOB, cần lưu ý rằng đây là điều kiện thương mại lâu đời nhất và phổ biến nhất được sử dụng trong ngoại thương. Trong các phiên bản trước của Incoterms, điều kiện này coi đường mạn tàu làm giới hạn quyết định nơi rủi ro được chuyển từ người bán sang người mua. Tuy nhiên, nguyên tắc này đã được thay đổi bởi Incoterms 2010. Trong phiên bản Incoterms 2010, giới hạn chuyển giao rủi ro đã được chuyển từ đi đường mạn tàu sang việc xếp hàng hóa nằm trong boon tàu. Sự thay đổi này là do quy tắc dựa trên đường mạn tàu đã bộc lộ nhiều điểm không hiệu quả và không nhất quán trên thực tế. Những thay đổi tương tự cũng có thể được quan sát thấy trong các điều kiện CIF và CFR.

Trong nhóm điều kiện bao gồm CPT, CIP, CFR và CIF, người bán có nghĩa vụ giao kết hợp đồng vận chuyển và thanh toán cho người vận chuyển. Tương tự như các điều kiện nhóm F ở trên, rủi ro được chuyển từ người bán sang người mua tại thời điểm xếp hàng. Cụ thể hơn, trong điều kiện CIP và CPT, rủi ro được chuyển từ thời điểm hàng hóa được bàn giao cho người vận chuyển. Thời điểm chuyển giao này sớm hơn so với các điều kiện ‘hàng hải’ CIF và CFR, trong đó rủi ro về mất mát và hư hỏng xảy ra đối với hàng hóa sẽ được chuyển giao khi hàng hóa đó được người bán đặt lên tàu.

Theo các điều kiện nhóm D bao gồm DAT, DAP và DDP, hàng hóa của hợp đồng phải được người bán giao tại điểm đến. Điều đó có nghĩa là người bán sẽ chịu rủi ro trong suốt quá trình vận chuyển. Với điều kiện DAT, người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng bằng cách đặt hàng hóa tại cảng được chỉ định. Do đó, rủi ro sẽ chuyển sang người mua khi người bán dỡ hàng khỏi phương tiện vận tải tại địa điểm đã nêu. Ngược lại, người bán trong điều kiện DAP và DDP phải chịu rủi ro mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa cho đến thời điểm hàng hóa sẵn sàng trên phương tiện vận tải để dỡ hàng. Các điều kiện này có thể so sánh với tình huống được quy định tại Điều 69 (2) CISG. Cuối cùng, nghĩa vụ của người bán theo EXW là giao và đặt hàng hóa tại địa điểm của người bán theo thỏa thuận. Khi nghĩa vụ giao hàng của người bán được hoàn thành vào thời điểm nói trên, rủi ro sau đó sẽ chuyển sang người mua.

Tuy nhiên, những quy tắc nói trên không phải là tuyệt đối. Do đó, trong một số trường hợp, rủi ro có thể xảy ra ngay cả trước thời điểm hàng hóa được giao. Đây là những tình huống trong đó rủi ro được chuyển từ người bán sang người mua vào thời điểm trước đó, chẳng hạn như ngày đã thỏa thuận hoặc thời điểm kết thúc của một thời hạn đã thỏa thuận với điều kiện là (i) người mua không thực hiện các bước để người bán có thể thực hiện việc giao hàng của mình hoặc (ii) người mua không nhận hàng kịp thời.


Khuyến cáo:

Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.

Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ liên của bài viết, vui lòng gửi email đến cs@apolatlegal.vn.

Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Doanh nghiệp và đầu tư. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi Doanh nghiệp và đầu tư và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com.

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn



    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site. Switch to a production site key to remove this banner.