03 bước chuyển giao quyền sử dụng tài sản trí tuệ tại Việt Nam

03 bước chuyển giao quyền sử dụng tài sản trí tuệ tại Việt Nam

1. Chuyển giao quyền sử dụng tài sản trí tuệ là gì?

Chuyển giao quyền sử dụng tài sản trí tuệ là việc tổ chức, cá nhân nắm giữ độc quyền sử dụng loại tài sản trí tuệ (Bên giao quyền) cho phép tổ chức, cá nhân khác (bên nhận quyền) khai thác, sử dụng một hoặc một số quyền đối với tài sản trí tuệ đó. Tài sản trí tuệ là các đối tượng thuộc 3 nhóm quyền sở hữu trí tuệ: quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả; quyền sở hữu công nghiệp; quyền đối với giống cây trồng và vật liệu thu hoạch. Việc chuyển quyền sử dụng không áp dụng đối với giống cây trồng và vật liệu thu hoạch. 

Đối với hai nhóm quyền còn lại, các tài sản trí tuệ có thể được chuyển quyền sử dụng dưới 2 hình thức: 

  • Chuyển quyền sử dụng theo thỏa thuận giữa bên giao quyền và bên nhận quyền; 
  • Chuyển quyền sử dụng theo quyết định của cơ quan nhà nước: chỉ áp dụng đối với sáng chế. 

2. 03 bước để chuyển giao quyền sử dụng tài sản trí tuệ tại Việt Nam: 

Thứ nhất, đảm bảo bên giao quyền là chủ thể có quyền chuyển quyền sử dụng: Đây có lẽ là một điều hiển nhiên, nhưng trên thực tế có rất nhiều trường hợp các bên thực hiện giao dịch chuyển quyền sử dụng tài sản trí tuệ nhưng lại không đảm bảo được điều kiện tiên quyết này.  

Trong 03 nhóm quyền sở hữu trí tuệ nêu trên, chỉ có quyền tác giả và quyền liên quan là phát sinh tự động, các nhóm quyền còn lại chỉ phát sinh khi chủ sở hữu đã hoàn tất thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và việc chuyển giao quyền sử dụng chỉ có thể được thực hiện sau khi bên giao quyền đã được công nhận là chủ sở hữu.  

Hoặc trong trường hợp bên giao quyền cũng là bên nhận quyền từ chủ sở hữu, thì phải đảm bảo họ được chủ sở hữu cho phép giao lại quyền sử dụng thứ cấp cho bên thứ ba, 

Thứ hai, xác định phạm vi chuyển quyền sử dụng và lập hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng

Về phạm vi, tùy thuộc vào tiêu chí đánh giá và mục đích mà phạm vi chuyển quyền sử dụng tài sản trí tuệ có thể được phân thành:  

+ độc quyền – không độc quyền;  

+ sơ cấp (từ chủ sở hữu chuyển trực tiếp cho bên nhận quyền ) – thứ cấp (bên nhận quyền chuyển quyền cho bên nhận quyền khác).  

Về hình thức, việc chuyển quyền sử dụng tài sản trí tuệ của cả 3 nhóm quyền sở hữu trí tuệ đều bắt buộc phải lập thành văn bản, có thể là hợp đồng chuyển quyền sử dụng đọc lập hoặc là một phần của một hợp đồng khác. Mọi thỏa thuận khác bằng miệng, công văn trao đổi, email… đều không có giá trị pháp lý. 

Thứ ba, đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng (chỉ áp dụng đối với các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp). Cần lưu ý, việc đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp không phải là điều kiện bắt buộc để hợp đồng có hiệu lực, tuy nhiên, việc đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền (cụ thể là Cục Sở hữu trí tuệ) là điều kiện để Hợp đồng có hiệu lực đối với các bên thứ ba. 

Khuyến cáo: Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý nào. Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Sở hữu trí tuệ. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi tại đây và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com.

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn



    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site. Switch to a production site key to remove this banner.