Ưu Đãi Thuế Cho Các Công Ty Công Nghệ Thông Tin

Trong thời gian vừa qua, khái niệm “Cách mạng Công nghiệp 4.0” được nhắc đến rất nhiều lần trên các phương tiện thông tin đại chúng. Việc ứng dụng công nghệ vào cuộc sống, trong tất cả các lĩnh vực ngày càng trở lên phổ biến. Theo xu thế đó, rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ đã được thành lập và hoạt động mạnh mẽ tại Việt Nam, đặc biệt các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
 
Nhằm nắm bắt cơ hội trong dòng chảy cách mạng công nghiệp 4.0, tạo động lực thúc đẩy và khuyến khích doanh nghiệp tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ, Việt Nam đã có những quy định về ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp hoạt động công nghệ thông tin. Theo quy định tại Điều 16 và Phụ Lục I của Nghị Định 118/2015/NĐ-CP, ngành nghề “sản xuất sản phẩm phần mềm, sản phẩm nội dung thông tin số, sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm, dịch vụ phần mềm, dịch vụ khắc phục sự cố an toàn thông tin, bảo vệ an toàn thông tin theo quy định của pháp luật về công nghệ thông tin” là những ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư.
 
Căn cứ vào Thông tư 78/2014/TT-BTC và Thông tư 96/2015/TT-BTC, doanh nghiệp sản xuất phần mềm được ưu đãi:
  • Miễn thuế thuế bốn (04) năm;
  • Giảm 50% số thuế phải nộp trong chín (09) năm tiếp theo;
  • Áp dụng thuế suất ưu đãi là 10% trong thời gian mười lăm (15) năm kể từ năm đầu tiên doanh nghiệp có doanh thu.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp không cần phải thực hiện bất kỳ thủ tục nào để được hưởng ưu đãi thuế mà doanh nghiệp tự xác định các điều kiện ưu đãi thuế, mức thuế suất ưu đãi, thời gian miễn thuế, giảm thuế, số lỗ được trừ (-) vào thu nhập tính thuế để tự kê khai và tự quyết toán thuế với cơ quan thuế. Cơ quan thuế khi kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp phải kiểm tra các điều kiện được hưởng ưu đãi thuế, số thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn thuế, giảm thuế, số lỗ được trừ vào thu nhập chịu thuế theo đúng điều kiện thực tế mà doanh nghiệp đáp ứng được. Trường hợp doanh nghiệp không đảm bảo các điều kiện để áp dụng thuế suất ưu đãi và thời gian miễn thuế, giảm thuế thì cơ quan thuế xử lý truy thu thuế và xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định.
Để xác định doanh nghiệp của mình có được ưu đãi thuế hay không, doanh nghiệp cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
Điều 3 Nghị Định 71/2007/NĐ-CP đã định nghĩa:
Sản phẩm phần mềm là phần mềm và tài liệu kèm theo được sản xuất và được thể hiện hay lưu trữ ở bất kỳ một dạng vật thể nào, có thể được mua bán hoặc chuyển giao cho đối tượng khác khai thác, sử dụng”.
Điều 9 Nghị Định 71/2007/NĐ-CP quy định về hoạt động công nghiệp phần mềm là:
“Hoạt động công nghiệp phần mềm là hoạt động thiết kế, sản xuất và cung cấp sản phẩm và dịch vụ phần mềm, bao gồm sản xuất phần mềm đóng gói; sản xuất phần mềm theo đơn đặt hàng; sản xuất phần mềm nhúng; hoạt động gia công phần mềm và hoạt động cung cấp, thực hiện các dịch vụ phần mềm”.

Các loại sản phẩm phần mềm được ưu đãi thuế:

1. Phần mềm hệ thống;
2. Phần mềm ứng dụng;
3. Phần mềm tiện ích;
4. Phần mềm công cụ;
5. Các phần mềm khác

Doanh nghiệp xem chi tiết Danh mục sản phẩm phần mềm ban hành theo Thông tư số 09/2013/TT-BTTTT ngày 08/04/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Các loại dịch vụ phần mềm bao gồm:

1. Dịch vụ quản trị, bảo hành, bảo trì hoạt động của phần mềm và hệ thống thông tin;
2. Dịch vụ tư vấn, đánh giá, thẩm định chất lượng phần mềm;
3. ​​​​​​​Dịch vụ tư vấn, xây dựng dự án phần mềm;
​​​​​​4. Dịch vụ tư vấn định giá phần mềm;
5. ​​​​​​​Dịch vụ chuyển giao công nghệ phần mềm;
6. ​​​​​​​Dịch vụ tích hợp hệ thống;
​​​​​​​7. Dịch vụ bảo đảm an toàn, an ninh cho sản phẩm phần mềm, hệ thống thông tin;
​​​​​​​8. Dịch vụ phân phối, cung ứng sản phẩm phần mềm;
​​​​​​​9. Các dịch vụ phần mềm khác

​​​​​​​​​​​​​​Đáp ứng được một phần hoặc toàn Quy trình sản xuất phần mềm, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể, chi tiết như sau:

​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​1. Xác định yêu cầu, bao gồm một trong những tác nghiệp như: khảo sát yêu cầu của khách hàng, phân tích nghiệp vụ; thu thập, xây dựng yêu cầu; tư vấn điều chỉnh quy trình; thống nhất yêu cầu, xét duyệt yêu cầu.

​​​​​​2. Phân tích và thiết kế, bao gồm một trong những tác nghiệp như: đặc tả yêu cầu; thiết lập bài toán phát triển; mô hình hóa dữ liệu; mô hình hóa chức năng; mô hình hóa luồng thông tin; xác định giải pháp phần mềm; thiết kế hệ thống phần mềm; thiết kế các đơn vị, mô đun phần mềm.​​​​​​​

3. Lập trình, viết mã lệnh, bao gồm một trong những tác nghiệp như: viết chương trình phần mềm; lập trình các đơn vị, mô đun phần mềm; chỉnh sửa, tùy biến, tinh chỉnh phần mềm; tích hợp các đơn vị phần mềm; tích hợp hệ thống phần mềm.

4. ​​​​​Kiểm tra, thử nghiệm phần mềm, bao gồm một trong những tác nghiệp như: xây dựng các kịch bản kiểm tra, thử nghiệm các đơn vị, mô đun phần mềm; thử nghiệm phần mềm; kiểm thử hệ thống phần mềm; kiểm thử chức năng phần mềm; thẩm định chất lượng phần mềm; đánh giá khả năng gây lỗi; xác định thỏa mãn yêu cầu khách hàng; nghiệm thu phần mềm.

5. ​​​​​​Hoàn thiện, đóng gói phần mềm, bao gồm một trong những tác nghiệp như: xây dựng tài liệu mô tả phần mềm, tài liệu hướng dẫn cài đặt, sử dụng phần mềm; đóng gói phần mềm; đăng ký mẫu mã; đăng ký quyền sở hữu trí tuệ.

6. ​​​​​​Cài đặt, chuyển giao, hướng dẫn sử dụng, bảo trì, bảo hành phần mềm, bao gồm một trong những tác nghiệp như: hướng dẫn cài đặt phần mềm; triển khai cài đặt phần mềm; đào tạo, hướng dẫn người sử dụng; kiểm tra phần mềm sau khi bàn giao; sửa lỗi phần mềm sau bàn giao; hỗ trợ sau bàn giao, bảo hành phần mềm; bảo trì phần mềm.

7. ​​​​​​Phát hành, phân phối sản phẩm phần mềm, bao gồm một trong những tác nghiệp như: tiếp thị, quảng bá, bán, phân phối sản phẩm phần mềm; phát hành sản phẩm phần mềm.


Khuyến cáo:

Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.

Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ liên của bài viết, vui lòng gửi email đến cs@apolatlegal.vn.

Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Doanh nghiệp và đầu tư. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi Doanh nghiệp và đầu tư và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com.

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn

    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site.