Những điều cần thực hiện sau khi thành lập doanh nghiệp

1. MỘT SỐ CÔNG VIỆC CỤ THỂ DOANH NGHIỆP PHẢI THỰC HIỆN

STT NỘI DUNG  THỜI HẠN HÌNH THỨC XỬ LÝ
I.  HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 
1.        Lập Sổ đăng ký thành viên (nếu là Công ty TNHH); Sổ đăng ký cổ đông (nếu là Công ty Cổ phần), giấy chứng nhận phần vốn góp/giấy chứng nhận sở hữu cổ phần. Phòng kinh tế Quận sẽ kiểm tra những hồ sơ này. Có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 15.000.000 VNĐ trong trường hợp không cung cấp được các tài liệu đã nêu.
2.        Nếu thay đổi nội dung đã đăng ký kinh doanh thì có trách nhiệm thực hiện việc đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh. Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày doanh nghiệp Quyết định thay đổi các nội dung này. Có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 5.000.000 VNĐ trong trường hợp thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn so với quy định.
3.        Lưu giữ các tài liệu của doanh nghiệp tại trụ sở chính của doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh Nghiệp. Có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 15.000.000 VNĐ theo quy định tại Nghị định 50/2016/NĐ-CP trong trường hợp không lưu giữ các tài liệu tại trụ sở chính hoặc địa điểm khác được quy định trong Điều lệ công ty.
4.        Có quyền tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế. Chậm nhất 15 ngày trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh. Có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 2.000.000 VNĐ trong trường hợp không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh về thời điểm và thời hạn tạm dừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh.
5.        Góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời hạn này mà thành viên/cổ đông góp không đủ vốn thì doanh nghiệp phải thông báo thay đổi vốn điều lệ, nếu không thực hiện có thể bị xử phạt hành chính lên đến 20.000.000 VNĐ. Ngoài ra còn buộc phải giảm vốn điều lệ, thay đổi loại hình (nếu có),….
6.        Treo biển hiệu tại trụ sở doanh nghiệp đúng nội dung, vị trí, mỹ quan theo quy định Nghị định 103/2009/NĐ-CP. Cơ quan thuế có thể sẽ kiểm tra việc treo biển hiệu của công ty. Có thể bị xử phạt vi phạm hành chính đến 15.000.000 VNĐ.
7.        Thông báo thông tin tài khoản ngân hàng mới mở (hoặc bổ sung) đến cơ quan đăng ký kinh doanh. 10 ngày làm việc kể từ ngày doanh nghiệp mở tài khoản. Có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 5.000.000 VNĐ trong trường hợp thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn so với quy định.
II.  THUẾ 
8.        Đăng ký chế độ kế toán áp dụng và kế toán trưởng theo quy định tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp; kê khai thuế theo kì mặc dù có phát sinh hay không. Doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp hồ sơ khai thuế đúng thời hạn theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau:

  • Khai thuế tháng: chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế;
  • Khai thuế quý, tạm tính theo quý: chậm nhất là ngày 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế;
  • Khai thuế năm: chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu tiên của năm dương lịch.
Tùy vào thời gian chậm kê khai, có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 5.000.000 VNĐ.
9.        Lập hồ sơ khai thuế ban đầu và nộp thuế môn bài cho Cơ quan thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh; chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải khai thuế môn bài trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tùy vào thời gian chậm kê khai, có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 5.000.000 VNĐ. Ngoài ra, trong trường hợp chậm nộp thuế thì doanh nghiệp có thể bị xử phạt theo mức 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.
10.    Nộp báo cáo thống kê, báo cáo tài chính hàng năm cho cơ quan thuế. Thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Có thể bị xử phạt cảnh cáo hay phạt tiền lên đến 50.000.000 VNĐ trong trường hợp chậm nộp, không nộp báo cáo tài chính.
11.    Hóa đơn điện tử. Bắt đầu từ 1/11/2020, toàn bộ doanh nghiệp buộc phải đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử. Có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 50.000.000 VNĐ liên quan đến các vi phạm về hóa đơn.
III.  LAO ĐỘNG 
12.    Ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản. Khi doanh nghiệp sử dụng Người lao động làm việc từ ba (3) tháng trở lên đối với trường hợp trước 01/01/2021 và trên 01 tháng đối với trường hợp từ 01/01/2021 trở đi. Tùy thuộc vào số lượng người lao động mà doanh nghiệp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 50.000.000 VNĐ do hành vi không giao kết Hợp đồng lao động bằng văn bản.
13.    Nộp hồ sơ xin Giấy phép lao động và Thẻ tạm trú cho người lao động nước ngoài. Trước ngày doanh nghiệp dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài.

Trường hợp có sử dụng người lao động nước ngoài mà không có giấy phép lao động thì doanh nghiệp có thể bị xử phạt lên đến 150.000.000 VNĐ.

14.   

Ban hành và đăng ký nội quy lao động:

  • Đối với doanh nghiệp dưới 10 người lao động: không cần ban hành nội quy lao động bằng văn bản, tuy nhiên trước khi ban hành phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
  • Đối với doanh nghiệp từ 10 người lao động trở lên: phải ban hành nội quy lao động bằng văn bản sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành nội quy lao động. Có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 20.00.000 VNĐ khi không ban hành nội quy lao động bằng văn bản (đối với trường hợp trên 10 người lao động) hay không đăng ký nội quy lao động.
15.    Lập sổ quản lý lao động. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động và để xuất trình khi Cơ quan có thẩm quyền yêu cầu. Có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 6.000.000 VNĐ về hành vi không lập sổ quản lý lao động; lập sổ quản lý lao động không đúng thời hạn, không cập nhật thông tin khi có sự thay đổi vào sổ quản lý lao động,….
16.    Khai trình việc sử dụng lao động. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động. Có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 6.000.000 VNĐ.
17.    Tham gia bảo hiểm xã hội. Khi người lao động có thời gian làm việc từ đủ 03 tháng trở lên.

Có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 150.000.000 VNĐ.

 

2. NGHĨA VỤ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG 

  1. Đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật đầu tư và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
  1. Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê.
  1. Kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
  1. Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động; không được phân biệt đối xử và xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp; không được sử dụng lao động cưỡng bức và lao động trẻ em; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề; thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.
  1. Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ theo tiêu chuẩn do pháp luật quy định hoặc tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố.
  1. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động, báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
  1. Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.
  1. Tuân thủ quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bình đẳng giới, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh.
  1. Thực hiện nghĩa vụ về đạo đức kinh doanh để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng và người tiêu dùng. 

Lưu ý rằng: những nội dung được đề cập nêu trên được cung cấp dựa trên quy định của pháp luật Việt Nam. Tùy từng thời điểm mà quy định điều chỉnh các vấn đề nêu trên sẽ khác nhau. Do đó, Apolat Legal khuyến khích Quý Công ty trước khi áp dụng cần kiểm tra lại tính có hiệu lực của các nội dung được nêu trên.

Kính chúc Quý Công ty khởi đầu thuận lợi, hoạt động hiệu quả. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về pháp lý trong quá trình hoạt động, vui lòng liên hệ chúng tôi theo thông tin: info@apolatlegal.com – 0911 357 477.

 

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn

    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site.