Những Điểm Mới Trong Dự Thảo Nghị Định Sửa Đổi Nghị Định 101/2012/Nđ-Cp Về Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt

1| Giới thiệu định nghĩa và tổ chức được phép cung ứng tiền điện tử

Dự thảo đã bổ sung thêm định nghĩa về tiền điện tử. Theo đó, tiền điện tử là hình thức biểu hiện của giá trị tiền tệ lưu trữ trên các thiết bị (phương tiện) điện tử được đảm bảo bằng tỷ lệ giá trị tiền gửi 1:1 tại ngân hàng, có quyền truy đòi các tổ chức cung ứng và được sử dụng như phương tiện thanh toán trong các giao dịch thanh toán. Ngoài ra, Dự thảo cũng xác định đối tượng được cung ứng tiền điện tử bao gồm Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (thẻ trả trước) và tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (ví điện tử).

2| Các tổ chức không phải là ngân hàng được phép cung cấp dịch vụ thanh toán, chuyển tiền quốc tế

Theo Dự thảo, Ngân hàng được cấp phép cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường quốc tế được hợp tác với các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nước ngoài; tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán chỉ được hợp tác với các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nước ngoài để hỗ trợ ngân hàng được phép thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế; việc hợp tác này phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước và việc chấp thuận bằng văn bản thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Các bên liên quan thanh toán quốc tế có trách nhiệm cung cấp thông tin đầy đủ kịp thời và đáp ứng các yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật Việt Nam nhằm quản lý các luồng giao dịch xuyên biên giới.

3| Ban hành các quy định về tỷ lệ vốn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

Dự thảo làm rõ quy định về hình thức đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài, theo đó, nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

Theo quy định tại Điều 29.2 của Dự Thảo, tỷ lệ vốn góp tối đa mà nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm cả đầu tư trực tiếp và gián tiếp, có thể sở hữu tại công ty cung cấp dịch vụ trang gian thanh toán là 49%. Điều khoản chuyển tiếp của Dự thảo cho phép các tổ chức trung gian thanh toán đang hoạt động với tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài cao hơn 49% có thể tiếp tục duy trì tỷ lệ vốn góp đó đến khi Giấy phép hoạt động trung gian thanh toán hết hiệu lực hoặc có sự thay đổi cổ đông hoặc thành viên góp vốn, tùy theo trường hợp nào đến trước. 

Đáng chú ý, đến thời điểm tháng 11 năm 2019, Ngân Hàng Nhà Nước đã cấp phép cho 30 tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, bao gồm MoMo, Moca, Payoo, SenPay, Zalopay, Airpay, VNPay, Monpay, ViettelPay, 1Pay, Nganluong, VTCpay, Mpay và Wepay. Đa phần trong số các tổ chức này hiện nay được sở hữu bởi nhà đầu tư nước ngoài. 

Tải Cập nhật pháp lý tại đây.

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn

    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site.