Nghĩa vụ của bên nhượng quyền trong giao dịch

Nhượng quyền là một trong những hình thức kinh doanh mang lại hiệu suất và tỷ suất sinh lời cao bởi việc lựa chọn phát triển theo hình thức này đã giúp các nhà kinh doanh theo hình thức nhượng quyền tận dụng tối đa nguồn vốn, nhân lực từ đối tác nhằm mở rộng kinh doanh. Bên nhượng quyền sẽ có nguồn thu khổng lồ từ chi phí nhượng quyền, nâng cao sự nhận diện thương hiệu và nâng tầm giá trị của doanh nghiệp cấp nhượng quyền. Vậy để thực hiện nhượng quyền tại Việt Nam, bài viết này sẽ liệt kê một số nghĩa vụ phổ biến mà bên nhượng quyền trong giao dịch nhượng quyền thương mại cần lưu ý và cân nhắc.

nhượng quyền thương mại

1. Đáp ứng điều kiện để được nhượng quyền

  • Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền của bên nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm.
  • Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh được nhượng quyền không thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh. Nếu hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh, Danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp chỉ được kinh doanh sau khi cơ quan quản lý ngành cấp Giấy phép kinh doanh, giấy tờ có giá trị tương đương hoặc có đủ điều kiện kinh doanh.

2. Thực hiện thủ tục đăng ký nhượng quyền

Theo quy định hiện hành, hình thức nhượng quyền từ nước ngoài vào Việt Nam không thuộc trường hợp được miễn đăng ký. Theo đó, trước khi nhượng quyền thương mại, bên nhượng quyền phải thực hiện thủ tục nđăng ký nhượng quyền với Bộ Công Thương.

Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:

  • Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo mẫu quy định;
  • Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại theo mẫu quy định;
  • Các văn bản xác nhận về tư cách pháp lý của bên dự kiến nhượng quyền thương mại:
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập xác nhận trong trường hợp nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt nam;
  • Bản sao có công chứng văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ;
  • Giấy tờ chứng minh sự chấp thuận về việc cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu trong trường hợp thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền là bên nhượng quyền thứ cấp;

3. Trách nhiệm cung cấp thông tin

  • Cung cấp bản sao hợp đồng nhượng quyền thương mại mẫu và bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại của mình cho bên nhận nhượng quyền ít nhất là 15 ngày làm việc trước khi ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại nếu các bên không có thỏa thuận khác. Các nội dung bắt buộc của bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại quy định và công bố.
  • Có trách nhiệm thông báo ngay cho tất cả các bên nhận nhượng quyền về mọi thay đổi quan trọng trong hệ thống nhượng quyền thương mại làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại của bên nhận nhượng quyền.

Xem thêm: Nghĩa vụ chung của các bên trong hợp đồng nhượng quyền thương mại

Khuyến cáo: Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý nào. Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Tư Vấn Nhượng Quyền Thương Mại. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi tại đây và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com.

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn



    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site.