M&A: Các lưu ý cho bên bán khi thực hiện thẩm định pháp lý

Thẩm định là một quá trình đánh giá toàn diện các vấn đề về hoạt động kinh doanh, tài sản, tài chính, lợi thế thương mại, năng lực và hiệu quả hoạt động của công ty mục tiêu trước khi các bên chính thức thực hiện giao dịch M&A. Một trong những loại quy trình thẩm định không thể thiếu là Thẩm định pháp lý (Legal due diligence, sau đây gọi tắt là “LDD”).

Tại sao bên bán nên thực hiện thẩm định pháp lý?

Xét về khía cạnh của Công ty mục tiêu (bên bán trong giao dịch M&A), việc thực hiện thẩm định nói chung và thẩm định pháp lý nói riêng là hoạt động nên được xem trọng và thực hiện thường xuyên dù bạn đang có dự định bán doanh nghiệp của mình hay không. Với việc đánh giá toàn bộ các vấn đề pháp lý của doanh nghiệp và đối chiếu với việc tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành, kết quả của quá trình thẩm định pháp lý buộc các chủ sở hữu doanh nghiệp phải có quan điểm nghiêm túc hơn về doanh nghiệp của mình và hoạt động của nó, thậm chí phải xem xét đến phương án cải thiện hoặc thay đổi hoàn toàn một số khía cạnh trong hoạt động của doanh nghiệp.

Trong trường hợp bạn có dự định bán doanh nghiệp của mình, thẩm định pháp lý lại càng là một hoạt động nên được thực hiện sớm nhất có thể. Hiểu được các giá trị, lợi thế của doanh nghiệp cũng như giải quyết các điểm yếu của công ty và chuẩn bị cho các câu hỏi của người mua tiềm năng, bạn có thể chào bán doanh nghiệp ở tình trạng tốt nhất và có thể đạt được kết quả thương lượng ở mức cao nhất có thể. Việc có thể xác định và sửa chữa các rủi ro liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ giúp quá trình thương lượng diễn ra dễ dàng hơn và kết thúc nhanh hơn.

Các vấn đề cần lưu ý khi thực hiện thẩm định với tư cách là bên bán (tổng quan)

  1. Thiết lập mục tiêu thẩm định và kết quả mong muốn một cách rõ ràng.
  1. Đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác cho các nhà tư vấn.
  1. Ngoài pháp lý, việc thẩm định cũng nên được thực hiện ở các khía cạnh khác của doanh nghiệp để có được một cái nhìn toàn diện nhất.
  1. Không nên bỏ qua các khuyến cáo điều chỉnh, hoàn thiện thiếu sót của doanh nghiệp được nêu ra tại báo cáo thẩm định.

Thẩm định đối với bên bán là quá trình xác định và đánh giá giá trị của một công ty. Việc thẩm định có thể tiết lộ những điểm mạnh và điểm yếu mà nhà đầu tư cần biết trước khi mua một công ty. Nó cũng cho phép người bán giải quyết các điểm yếu và chuẩn bị cho các câu hỏi của người mua tiềm năng. Nói cách khách, tiến hành thẩm định giúp bên bán đảm bảo rằng doanh nghiệp của mình đã sẵn sàng cho việc được chào bán, và giúp chủ doanh nghiệp chuẩn bị cho những tình huống xấu nhất và lên phương án dự phòng.

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn

    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site.