Câu hỏi phổ biến về đăng ký nhãn hiệu quốc tế

Để bảo hộ nhãn hiệu trên phạm vi quốc tế, chủ sở hữu cần phải nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho các quốc gia mà mình muốn bảo hộ. Sự bảo hộ phụ thuộc vào lãnh thổ và chỉ được cấp ở quốc gia nơi nhãn hiệu đã được đăng ký thành công.

Trên thực tế, có một số khu vực, chẳng hạn như Văn phòng Sở hữu Trí tuệ của Liên minh Châu Âu, cho phép chủ sở hữu bảo hộ nhãn hiệu của mình ở nhiều quốc gia thông qua một đơn đăng ký. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa việc có thể đăng ký nhãn hiệu trên toàn thế giới trong một lần.

Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid về quy trình đăng ký nhãn hiệu cung cấp cho Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới một hệ thống có thể tạo thuận lợi cho quá trình đăng ký nhãn hiệu quốc tế.

1. Chi phí để đăng ký nhãn hiệu là bao nhiêu?

Chi phí nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các quốc gia mà đơn đăng ký được chỉ định, vì mỗi quốc gia sẽ yêu cầu mức chi phí đăng ký riêng. Chi phí đăng ký cũng sẽ phụ thuộc vào hàng hóa và dịch vụ mà đơn đăng ký nhãn hiệu muốn nộp, vì càng nhiều loại hàng hóa hoặc dịch vụ hơn thì có nghĩa là phí sẽ cao hơn.

Để xác định ngân sách phân bổ cho việc đăng ký nhãn hiệu, trước tiên các công ty nên xác định các quốc gia mà họ muốn đăng ký. Có một lời khuyên là các công ty nên đăng ký nhãn hiệu ở các quốc gia nơi mà nhãn hiệu đang được sử dụng hoặc sẽ được sử dụng trong thời gian ngắn và trung hạn.

Nếu tất cả các quốc gia mà cần phải đăng ký đều là các bên ký kết của hệ thống Madrid (Thỏa ước hoặc Nghị định thư) thì việc sử dụng hệ thống này để nộp đơn đăng ký có thể giảm đáng kể chi phí đăng ký nhãn hiệu quốc tế. Tuy nhiên, chủ sở hữu nhãn hiệu cần đảm bảo rằng các quốc gia cần đăng ký là các quốc gia thành viên của hệ thống Madrid.

Khi đã xác định được danh sách các quốc gia cần đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để nhận báo giá.

2. Thời gian đăng ký nhãn hiệu là bao lâu?

Thời gian của quá trình đăng ký là khác nhau tùy thuộc vào mỗi quốc gia. Trung bình, thời gian từ 12 đến 18 tháng đối với trường hợp việc đăng ký diễn ra suông sẻ (không có ý kiến phản đối của bên thứ ba, không có sự kiện bất khả kháng khác). Tuy nhiên, một số quốc gia thực hiện quá trình này nhanh hơn đáng kể so với các quốc gia khác, ví dụ như Nga. Nếu phát sinh các phản đối của Cục Sở hữu trí tuệ hoặc phản đối của bên thứ ba, việc này có thể làm chậm quá trình đăng ký một cách đáng kể.

3. Tại sao nên tiến hành tra cứu nhãn hiệu quốc tế trước khi nộp đơn?

Để đảm bảo rằng quá trình đăng ký diễn ra nhanh nhất có thể, chúng tôi đề xuất với bạn rằng nên tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn đăng ký. Yêu cầu tra cứu nhãn hiệu sẽ giúp tránh việc phản đối có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tiến độ của quá trình đăng ký.

Mặc dù không có cách nào để tiến hành tra cứu nhãn hiệu trên toàn thế giới bởi vì không có cơ sở dữ liệu nhãn hiệu toàn cầu, tuy nhiên trên thực tế có một số cơ sở dữ liệu nhãn hiệu có thể được sử dụng để tra cứu hiệu lực chung của nhãn hiệu ở một số khu vực, quốc gia nhất định. Chẳng hạn, Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới có một cơ sở dữ liệu là WIPO Brand Database, hoặc EUIPO có cơ sở dữ liệu TMView. Nếu việc tra cứu nhãn hiệu không phát hiện ra vấn đề lớn nào (ví dụ, nhãn hiệu tương tự đã được nộp trước), bạn có thể thực hiện tra cứu cụ thể ở từng quốc gia để đảm bảo rằng có thể đăng ký tại quốc gia đó.

4. Tại sao phải đăng ký nhãn hiệu quốc tế?

Việc nhãn hiệu của bạn được đăng ký ở một quốc gia không đồng nghĩa với việc nhãn hiệu đó nhận được sự bảo hộ ở các quốc gia khác. Đây là nguyên tắc lãnh thỗ trong bảo hộ nhãn hiệu. Điều này có nghĩa là những người khác ở quốc gia khác có thể sử dụng nhãn hiệu giống hệt để bán các sản phẩm tương tự ở các quốc gia của họ nếu nhãn hiệu của bạn không được bảo hộ ở các quốc gia đó.

Đây là lý do tại sao bạn nên đăng ký ở các quốc gia nơi bạn đang sử dụng nhãn hiệu hoặc dự định làm như vậy trong tương lai gần. Bằng cách này, bạn sẽ không rơi vào trường hợp bị xem là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của người khác hoặc trường hợp bạn không thể sử dụng cùng một nhãn hiệu ở nhiều quốc gia khác nhau. Nhưng sai lầm này là phổ biến kể cả ở các công ty toàn cầu.

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn

    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site.