Tư vấn pháp Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022

luat so huu tri tue
Luật sở hữu trí tuệ

Thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển triển mạnh mẽ và sẽ còn bùng nổ hơn trong tương lai không xa. Cùng với đó, quá trình toàn cầu hóa đang trở thành xu thế của các dân tộc, quốc gia trên thế giới. Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung những điều, khoản Luật Sở hữu trí tuệ là vô cùng cần thiết, với mục đích thúc đẩy các hoạt động đổi mới, sáng tạo, chủ động, tích cực và phù hợp với tình hình thực tiễn. Cùng Apolat Legal tìm hiểu một số điểm mới của Luật Sở hữu trí tuệ đã được Quốc hội biểu quyết thông qua.

1. Nhóm chính sách mới của luật sở hữu trí tuệ năm 2022

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ vừa được Quốc hội biểu quyết thông qua với 476/477 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 95,58% tổng số đại biểu Quốc hội) vào ngày 16/6. Nội dung sửa đổi tập trung chủ yếu vào 7 nhóm chính sách:

Thứ nhất: Đảm bảo quy định rõ về tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, chủ sở hữu quyền liên quan trong các trường hợp chuyển nhượng, chuyển giao Quyền tác giả, Quyền liên quan đến quyền tác giả.

Thứ hai: Khuyến khích tạo ra, khai thác và phổ biến sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng được tạo ra từ nhiệm vụ khoa học công nghệ sử dụng ngân sách Nhà nước.

Thứ ba: Tạo thuận lợi cho quá trình thực hiện thủ tục đăng ký Quyền tác giả, Quyền liên quan, thủ tục xác lập Quyền sở hữu công nghiệp. Như vậy, các quy định liên quan đến thủ tục, thời hạn, thành phần hồ sơ… khi thực hiện quyền xác lập tự động không qua đăng ký (thuộc lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên gian) hoặc phải đăng ký (thuộc lĩnh vực sở hữu công nghiệp), sẽ được hoàn thiện một cách nhanh chóng, gọn nhẹ, thuận tiện nhằm thúc đẩy, khuyến khích hoạt động đăng ký, xác lập quyền sở hữu trí tuệ.

Thứ tư: Đảm bảo mức độ bảo hộ thỏa đáng và cân bằng trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Theo đó, các quy định liên quan đến bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ được sửa đổi nhằm bảo hộ thỏa đáng, cân bằng giữa quyền lợi của chủ thể quyền và quyền sử dụng, quyền tiếp cận tri thức, công nghệ của xã hội.

Thứ năm: Tăng cường hiệu quả hoạt động hỗ trợ về sở hữu trí tuệ. Các hoạt động đại diện, giám định, hỗ trợ cho hệ thống sở hữu trí tuệ được đẩy mạnh, cụ thể sửa đổi, bổ sung một số quy định nhằm tạo tính cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ đại diện.

Thứ sáu: Nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Để đảm bảo cơ chế bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được hiệu quả, hợp lý, khả thi, các quy định liên quan đã được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Cụ thể là bổ sung thẩm quyền chủ động áp dụng biện pháp kiểm soát tại biên giới để trong quá trình kiểm tra, giám sát và kiểm soát cơ quan hải quan phát hiện căn cứ rõ ràng để nghi ngờ hàng hóa xuất, nhập khẩu là hàng giả mạo sở hữu trí tuệ.

Thứ bảy: Bảo đảm thi hành đầy đủ và nghiêm túc các cam kết quốc tế của Việt Nam về bảo hộ sở hữu trí tuệ trong quá trình hội nhập. Theo đó, Luật bổ sung một số nội dung liên quan đến giải pháp bảo vệ quyền và thông tin quản lý quyền nằm đảm bảo thực thi trong thời đại số; một số quy định về ngoại lệ quyền tác giả, quyền liên quan; sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan đến bảo hộ nhãn hiệu âm thanh; chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu; cơ chế bảo đảm thông tin cho chủ bằng sáng chế thực thi quyền trong thủ tục cấp phép lưu hành thị trường đối với dược phẩm…

2. Quy trình đăng ký sở hữu trí tuệ?

Thông thường, các tài sản trí tuệ rất đa dạng, từ các tác phẩm, sách, bài hát, bài viết, kịch bản, phần mềm, logo, nhãn hiệu đến những kiểu dáng công nghiệp, sáng chế,… Như vậy, mỗi tài sản trí tuệ sẽ ứng với loại hình đăng ký sở hữu trí tuệ khác nhau, nhưng nhìn chung quy trình đăng ký khá tương đồng, bao gồm các bước sau:

Bước 1: Phân loại, xác định đối tượng đăng ký sở hữu trí tuệ

Bước 2: Xác định điều kiện, khả năng bảo hộ đối tượng sở hữu trí tuệ (đăng ký hoặc bảo hộ tự động)

Bước 3: Tiến hành tra cứu khả năng bảo hộ trước khi đăng ký (với đối tượng yêu cầu đăng ký)

Bước 4: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ

Bước 5: Nộp hồ sơ đăng ký

Bước 6: Theo dõi quá trình đăng ký, phản hồi yêu cầu của Cơ quan sở hữu trí tuệ/Cục bản quyền tác giả trong quá trình xem xét đơn đăng ký

Bước 7: Nhận giấy chứng nhận đăng ký sở hữu trí tuệ từ cơ quan chức năng

3. Dịch vụ tư vấn luật sở hữu trí tuệ tại Apolat Legal

Apolat Legal là một công ty luật chuyên nghiệp tại Việt Nam có thế mạnh về tư vấn về quản trị, đăng ký, thương mại hóa, thực thi quyền và tham gia tranh tụng trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ, được phụ trách bởi đội ngũ luật sư và kỹ sư được tuyển chọn khắt khe và có chuyên môn cao.

Chúng tôi có kinh nghiệm tư vấn cho khách hàng về mọi khía cạnh của lĩnh vực Sở hữu trí tuệ, bao gồm quá trình tạo lập, khai thác và thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Đi cùng với đó là sự cam kết về chất lượng dịch vụ cũng như việc cung cấp các giải pháp pháp lý nhanh chóng, đáng tin cậy. Chúng tôi cung cấp cho khách hàng những lời khuyên Sở hữu trí tuệ trong các lĩnh vực sau: 

– Sáng chế, Thiết kế bố trí & Kiểu dáng công nghiệp; 

– Nhãn hiệu, Khẩu hiệu quảng cáo, Tên thương mại; 

– Quyền tác giả & Quyền liên quan; 

– Tên Miền; 

– Cấp phép, Chuyển giao Công nghệ & Nhượng quyền thương mại; 

– Chống hàng giả, Chống vi phạm bản quyền & Thực thi; 

– Tranh tụng & Giải quyết tranh chấp thay thế.

Qua bài viết trên, Apolat Legal đã cung cấp cho bạn một số nhóm chính sách mới của Luật Sở hữu trí tuệ 2022. Mọi thắc mắc hoặc hỗ trợ các vấn đề pháp lý, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Thông tin liên hệ

CÔNG TY LUẬT APOLAT LEGAL

Email: info@apolatlegal.com

Hotline: (+84) 911 357 447

Địa chỉ: Tầng 5, 99-101 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Thời gian làm việc: Thứ Hai – Thứ Sáu; 8:15 – 17:15

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn



    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site.