Thông tư số 30/2020/TT-BCT hướng dẫn thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu - Apolat Legal

Thông tư số 30/2020/TT-BCT hướng dẫn thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu

1. Cục Sở hữu trí tuệ ban hành Thông báo số 13822/TB-SHTT vào ngày 23/11/2020 về việc áp dụng các quy định liên quan đến người có tư cách pháp lý ký các tài liệu với danh nghĩa là đại diện chủ đơn trong thủ tục đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp và các thủ tục có liên quan

a. Đối với chủ đơn là cá nhân: Đại diện cho chủ đơn là người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền thông qua giấy ủy quyền. Giấy ủy quyền phải do chủ đơn tự thực hiện ký với bên được ủy quyền.

b. Đối với chủ đơn là tổ chức

  • Đại diện cho Chủ đơn là người đại diện theo pháp luật của chủ đơn

(i) Với chức danh như Chủ tịch HĐTV, Chủ tịch HĐQT, Chủ tịch công ty, Tổng Giám đốc, Giám đốc thì người ký xác nhận đại diện thông qua chữ ký, con dấu của mình.

(ii) Với các chức danh khác, người nộp đơn phải cung cấp tài liệu chứng minh người ký có tư cách đại diện pháp luật.

  • Đại diện là Người thuộc tổ chức được người đại diện theo pháp luật ủy quyền: ngoài việc tuân thủ các quy định ở điểm (a), người nộp đơn còn phải cung cấp tài liệu chứng minh việc ủy quyền.
  • Đại diện là Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp: Người được ủy quyền phải là đại diện theo pháp luật của chủ đơn hoặc Người thuộc tổ chức được người đại diện theo pháp luật ủy quyền.

2. Bộ Công thương ban hành Thông tư 30/2020/TT-BCT hướng dẫn thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu về phòng vệ thương mại

Vào ngày 26/11/2020, Bộ Công thương ban hành Thông tư 30/2020/TT-BCT hướng dẫn thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) về phòng vệ thương mại.

Thông tư hướng dẫn áp dụng các biện pháp tự vệ song phương, biện pháp chống bán phá giá và biện pháp chống trợ cấp để thực thi Hiệp định EVFTA.

Cụ thể biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp được hướng dẫn như sau: 

  • Xem xét lợi ích kinh tế – xã hội:

(i) Bộ Công thương quyết định không áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp nếu dựa trên các thông tin sẵn có trong quá trình điều tra, Cơ quan điều tra kết luận rõ ràng rằng việc áp dụng biện pháp là không phù hợp với lợi ích kinh tế – xã hội.

(ii) Khi đánh giá lợi ích kinh tế – xã hội, dựa trên các thông tin có liên quan được cung cấp, Cơ quan điều tra sẽ xem xét tình hình của ngành sản xuất trong nước, các nhà nhập khẩu, các hiệp hội có liên quan, tổ chức, cá nhân sử dụng, tiêu dùng hàng hóa bị điều tra.

  • Quy tắc thuế suất thấp hơn:

(i) Thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp không được cao hơn biên độ phá giá hoặc mức trợ cấp.

(ii) Căn cứ vào kết luận của Cơ quan điều tra, Bộ Công thương sẽ xem xét áp dụng mức thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp thấp hơn biên độ phá giá hoặc mức trợ cấp nếu mức thuế thấp hơn này đủ để loại bỏ thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước.

Thông tư 30/2020/TT-BCT có hiệu lực thi hành từ ngày 11/01/2021.

Tải Cập nhật pháp lý tại đây.

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn



    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site. Switch to a production site key to remove this banner.