Thông tư mới sửa đổi điều kiện đầu tư kinh doanh trong 4 lĩnh vực

1| Thông tư mới sửa đổi điều kiện đầu tư kinh doanh trong 4 lĩnh vực

Vào ngày 18 tháng 6 năm 2020, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 13/2020/TT-BCT sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong các lĩnh vực: kinh doanh thực phẩm, hóa chất, kinh doanh khoáng sản, điện lực.

STT Lĩnh vực Văn bản có nội dung bị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ
1 Kinh doanh thực phẩm Thông tư 43/2018/TT-BCT
Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT
2 Hóa chất Thông tư 55/2014/TT-BCT
Thông tư 48/2018/TT-BCT
3 Kinh doanh khoáng sản Thông tư 12/2016/TT-BCT
Thông tư 14/2013/TT-BCT
Thông tư 15/2013/TT-BCT
Thông tư 28/2017/TT-BCT
4 Điện lực Thông tư 43/2013/TT-BCT

Một số nội dung quan trọng của Thông Tư này gồm:

  • Về lĩnh vực thực phẩm, bãi bỏ Điều 4, Điều 5 và mẫu số 01a, 01b, 02a, 02b, 03a, 03b, 04, 05a, 05b, 05c liên quan đến việc cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
  • Về lĩnh vực hóa chất, bãi bỏ yêu cầu về Bản cam kết sản xuất hóa chất Bảng hoặc hóa chất DOC, DOC-PSF; Bản sao Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký cam kết bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp, Bản sao Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy hoặc Bản sao quyết định phê duyệt phương án chữa cháy do cơ quan có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất hóa chất Bảng và hóa chất DOC, DOC-PSF;
  • Về lĩnh vực điện lực, bãi bỏ khoản 2 Điều 25 Thông tư số 43/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2013 liên quan đến nội dung về trình tự, thủ tục điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh không theo chu kỳ.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 3 tháng 8 năm 2020.

2| Chính phủ phê duyệt Nghị định thư thứ nhất sửa đổi Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA)

Vào ngày 23 tháng 7 năm 2020, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 110/NQ-CP phê duyệt Nghị định thư thứ nhất sửa đổi Hiệp định ATIGA ký ngày 22 tháng 01 năm 2019.

Nghị định thư thứ nhất sửa đổi Hiệp định ATIGA để thống nhất vận hành cơ chế tự chứng nhận xuất xứ ASEAN (AWSC). Theo AWSC, nhà xuất khẩu có thể sử dụng quy chế Nhà xuất khẩu được chứng nhận (hay nhà xuất khẩu đủ điều kiện tự chứng nhận xuất xứ) (CE) và hưởng ưu đãi về miễn trừ thuế quan theo Hiệp định ATIGA. Xác nhận CE có thể được sử dụng như chứng nhận thay thế cho Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO) Mẫu D đang áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu từ các quốc gia ASEAN.

Nghị định thư thứ nhất sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp xuất khẩu một giải pháp bổ sung để xác nhận xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu theo yêu cầu của Nghị định. Đây sẽ là giải pháp giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí và giảm áp lực cho cơ quan cấp phép.

Nghị định thư thứ nhất được kỳ vọng có hiệu lực vào cuối năm nay sau khi nhận được sự phê chuẩn của tất cả quốc gia thành viên ASEAN.

Hiệp định Thương mại Hàng hoá ASEAN (ATIGA) được ký vào tháng 2 năm 2009 và có hiệu lực từ ngày 17 tháng 5 năm 2010. ATIGA là hiệp định toàn diện đầu tiên của ASEAN điều chỉnh thương mại hàng hóa trong nội khối và được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các cam kết cắt giảm/loại bỏ thuế quan đã được thống nhất trong CEPT/AFTA cùng các hiệp định, nghị định thư có liên quan. 

Tải Cập nhật pháp lý tại đây.

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn



    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site. Switch to a production site key to remove this banner.