Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính hành vi vi phạm quyền tác giả

Hiện nay, hành vi vi phạm quyền tác giả trở nên rất phổ biến. Có thể hiệu một cách đơn giản rằng hành vi vi phạm quyền tác giả là việc cá nhân, tổ chức thực hiện các hành vi trái phép xâm phạm đến tác phẩm được pháp luật Sở hữu trí tuệ bảo vệ của tác giả hoặc chủ sở hữu mà không có sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu của tác phẩm. Theo quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ hiện hành cũng như các quy định của pháp luật liên quan khác, hành vi vi phạm quyền tác giả có thể bị xử lý bằng các biện pháp dân sự, hành chính, thậm chí còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trong thực tiễn áp dụng các biện pháp xử lý, biện pháp hành chính là một trong các biện pháp thường hay được sử dụng khi có hành vi vi phạm quyền tác giả. Khi áp dụng biện pháp xử lý này, cá nhân, tổ chức bị xâm phạm về quyền tác giả cần phải lưu ý đến vấn đề thời hiệu xử lý vi phạm hành chính. Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính hành vi vi phạm quyền tác giả được quy định tại Nghị định 129/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 sửa đổi Nghị định quy định xử phạt hành chính lĩnh vực du lịch; thể thao; quyền tác giả, quyền liên quan; văn hóa và quảng cáo. Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan là 02 năm[1].

Trong thời hạn nêu trên, nếu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt của cơ quan có thẩm quyền thì thời hiệu xử phạt được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.[2]

Bên cạnh đó, Nghị định 129/2021/NĐ-CP còn quy định về thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan, cụ thể[3]:

  • Thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện ra hành vi vi phạm đối với hành vi đang thực hiện.
  • Thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm đối với hành vi đã kết thúc.
  • Thời hiệu tính từ thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến.
  • Thời hiệu xử phạt tính từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt trong trường hợp tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt của cơ quan có thẩm quyền.

Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện, Nghị định 129/2021/NĐ-CP chỉ rõ hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện[4] là hành vi có tính chất kéo dài, đã và đang diễn ra tại thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện, xử lý vi phạm, đang xâm hại trực tiếp đến trật tự quản lý nhà nước. Đối với hành vi vi phạm đã kết thúc[5] là hành vi được thực hiện một hoặc nhiều lần, có căn cứ, thông tin chứng minh hành vi đã thực hiện xong trước thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện, xử lý vi phạm hành chính.

Một lưu ý đối với thời hiệu xử lý vi phạm hành chính là trong trường hợp hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thì không thể ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nữa, căn cứ theo Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi bởi khoản 33 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020)[6]. Tuy nhiên người có thẩm quyền vẫn phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nếu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thuộc loại cấm tàng trữ, cấm lưu hành hoặc tang vật, phương tiện mà pháp luật có quy định hình thức xử phạt tịch thu và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với hành vi vi phạm hành chính đó. Ngoài ra, những quy định liên quan khác về việc xác định thời hiệu, thời hạn xử lý vi phạm hành chính cũng được quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi bổ sung 2020.

[1] Khoản 1 Điều 3 Nghị định 129/2021/NĐ-CP 

[2] Khoản 1 Điều 3 Nghị định 129/2021/NĐ-CP 

[3] Khoản 1 Điều 3 Nghị định 129/2021/NĐ-CP 

[4] Khoản 1 Điều 3 Nghị định 129/2021/NĐ-CP 

[5] Khoản 1 Điều 3 Nghị định 129/2021/NĐ-CP 

[6] Những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính

  1. Không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong những trường hợp sau đây:
  2. Trường hợp quy định tại Điều 11 của Luật này;
  3. Không xác định được đối tượng vi phạm hành chính;
  4. Hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 6 hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt quy định tại khoản 3 Điều 63 hoặc khoản 1 Điều 66 của Luật này;
  5. Cá nhân vi phạm hành chính chết, mất tích, tổ chức vi phạm hành chính đã giải thể, phá sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt;

đ) Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm theo quy định tại Điều 62 của Luật này.

  1. Đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này, người có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng vẫn phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nếu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thuộc loại cấm tàng trữ, cấm lưu hành hoặc tang vật, phương tiện mà pháp luật có quy định hình thức xử phạt tịch thu và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với hành vi vi phạm hành chính đó.

Quyết định phải ghi rõ lý do không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu; biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng, trách nhiệm và thời hạn thực hiện.

Việc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản này không bị coi là đã bị xử phạt vi phạm hành chính.

 

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn



    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site. Switch to a production site key to remove this banner.