Quy trình và lưu ý để phản đối đăng ký nhãn hiệu tại Châu Âu (EU)

1. Phản đối nhãn hiệu tại Châu Âu (EUTM) là gì? 

Theo quy định pháp luật nhãn hiệu Châu Âu, phản đối nhãn hiệu tại Châu Âu (EUTM) là một thủ tục hành chính cho phép các bên thứ ba phản đối tính hợp lệ của đơn đăng ký nhãn hiệu đang chờ thẩm định. Thủ tục này cho phép chủ sở hữu nhãn hiệu bảo hộ trước hoặc bên có quyền trước bảo vệ quyền của mình không bị xâm phạm bởi đơn đăng ký nhãn hiệu đang nộp. Đơn phản đối sẽ được nộp đến Cơ quan Sở hữu Trí tuệ Châu Âu (EUIPO). 

Một điều cần lưu ý rằng, đơn đăng ký nhãn hiệu Châu Âu (EUTM) có thể được chuyển đổi thành các đơn đăng ký vào từng quốc gia cụ thể của Châu Âu mà tại quốc gia đó đơn đăng ký này không bị phản đối.  

Phản đối nhãn hiệu tại Châu Âu (EUTM) là gì? 
Phản đối nhãn hiệu tại Châu Âu (EUTM) là gì?

2. Thời hạn thực hiện phản đối đăng ký nhãn hiệu tại Châu Âu  

Đơn phản đối đăng ký nhãn hiệu tại Châu Âu phải được nộp trong vòng 03 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu Châu Âu đó được công bố trên Công báo Nhãn hiệu EU. Thời gian phản đối này sẽ không được gia hạn.  

3. Quy trình thực hiện  

Trong vòng 3 tháng sau khi đơn đăng ký nhãn hiệu tại Châu Âu (EUTM) được công bố, người muốn phản đối đơn đăng ký này phải nộp đơn phản đối đến Cơ quan Sở hữu Trí tuệ Châu Âu. Trong đó, đơn phản đối phải bao gồm các nội dung chính sau: 

  • Thông tin về đơn đăng ký nhãn hiệu tại Châu Âu bị phản đối; 
  • Thông tin người phản đối 
  • Xác định quyền phản đối của người phản đối; 
  • Cơ sở phản đối (có thể tick chọn vào các lựa chọn có sẵn trong đơn phản đối theo mẫu) 

Đơn phản đối có thể được chuẩn bị bằng ngôn ngữ chính thức của EUIPO (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Ý và tiếng Tây Ban Nha). 

Nếu có bất kì thiếu sót nào trong đơn phản đối mà có thể được khắc phục, Cơ quan Sở hữu Trí tuệ Châu Âu sẽ yêu cầu người phản đối khắc phục các thiếu sót đó trong thời hạn 02 tháng (không thể gia hạn). Nếu các thiếu sót không được khắc phục hoặc phí phản đối chưa được nộp đầy đủ thì đơn phản đối sẽ bị từ chối.   

4. Thời gian thương lượng (cooling off)  

Sau khi có thông báo phản đối, Cơ quan Sở hữu Trí tuệ Châu Âu sẽ cho phép các bên có một khoảng thời gian 02 tháng, gọi là “thời gian thương lượng”. Trong khoảng thời gian này, chủ đơn đăng ký nhãn hiệu và người phản đối có thể thương lượng với nhau để đạt được thỏa thuận về phương án xử lý đơn đăng ký mà không cần sự can thiệp từ Cơ quan Sở hữu Trí tuệ Châu Âu (EUIPO). “Thời gian thương lượng” này có thể được gia hạn với tổng thời gian gia hạn không quá 22 tháng.  Bất kì bên nào cũng có quyền chấm dứt thời gian thương lượng này vào bất kì lúc nào.  

Nếu các bên không đạt được thỏa thuận, Cơ quan Sở hữu Trí tuệ Châu Âu (EUIPO) sẽ bắt đầu quá trình xử lý đơn phản đối nhãn hiệu. 

Quyết định xử lý việc phản đối đăng ký nhãn hiệu có thể bị kháng cáo tại Hội đồng phúc thẩm của Cơ quan Sở hữu Trí tuệ Châu Âu. 

5. Các cơ sở cho việc phản đối đăng ký nhãn hiệu tại Châu Âu  

Các căn cứ để phản đối đăng ký nhãn hiệu tại Châu Âu gồm:  

  • Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu đang xem xét trùng với nhãn hiệu khác đã được bảo hộ trước cho cùng nhóm hàng hóa, dịch vụ; 
  • Nhãn hiệu đang xem xét bị xem là tương tự cho các nhóm hàng hóa, dịch vụ tương tự, có khả năng gây ra sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ; 
  • Chủ sở hữu nhãn hiệu có thể phản đối đại lý hoặc người đại diện của mình nộp đơn đăng ký nhãn hiệu mà chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu; 
  • Một bên có thể phản đối một bên đăng ký nhãn hiệu tại Châu Âu nếu bên đó chứng minh được bên này có các quyền được bảo vệ theo pháp luật Châu Âu để thực hiện việc phản đối. Các quyền này rất đa dạng theo pháp luật quốc gia và pháp luật chung của khối EU; 
  • Phản đối đăng ký nhãn hiệu trên cơ sở trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng; 
  • Bên có quyền với chỉ dẫn địa lý tại Châu Âu có quyền phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu tại Châu Âu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý. 

6. Chuyển đổi đơn đăng ký nhãn hiệu Châu Âu thành đơn đăng ký quốc gia 

Trong trường hợp việc phản đối nhãn hiệu thành công, việc này không đồng nghĩa với người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu bị phản đối sẽ mất nhãn hiệu đang đăng ký. Thay vào đó, người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu bị phản đối có quyền chuyển đổi đơn đăng ký nhãn hiệu Châu Âu của mình thành đơn đăng ký nhãn hiệu quốc gia tại các quốc gia thành viên Châu Âu. Tuy nhiên, quyền chuyển đổi chỉ có thể thực hiện với các quốc gia mà thủ tục phản đối không bao gồm quốc gia này. Tương tự, một đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế thông qua hệ thống Madrid cũng có thể được chuyển đổi thành đơn đăng ký nhãn hiệu quốc gia của các quốc gia thành viên Châu Âu. 

7. Các câu hỏi thường gặp về phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu tại Châu Âu  

  • Cách thức nộp đơn phản đối đăng ký nhãn hiệu tại Châu Âu 

Đơn phản đối đăng ký nhãn hiệu tại Châu Âu có thể được nộp trực tiếp bằng văn bản đến Văn phòng Sở hữu hữu Trí tuệ Châu Âu hoặc thông qua nộp đơn điện tử.  

  • Quyết định xử lý đơn phản đối có thể khiếu nại được không? 

Quyết định xử lý yêu cầu phản đối đăng ký nhãn hiệu có thể được kháng cáo lên Hội đồng phúc thẩm của Văn phòng Sở hữu Trí tuệ Châu Âu trong vòng hai tháng kể từ ngày ban hành quyết định. Quyết định của Hội đồng phúc thẩm Văn phòng Sở hữu Trí tuệ Châu Âu sau đó cũng có thể bị kháng cáo lên Tòa án chung của Liên minh Châu Âu và, sau đó, là Tòa án Công lý Liên minh Châu Âu. 

  •  Thời gian Văn phòng Sở hữu Trí tuệ Châu Âu xử lý yêu cầu phản đối nhãn hiệu là bao lâu? 

Trong trường hợp quy trình được diễn ra suông sẻ thì thời gian mà Văn phòng Sở hữu trí tuệ Châu Âu xử lý yêu cầu phản đối đăng ký nhãn hiệu tại Châu Âu là từ 07 – 10 tháng.  

 


Khuyến cáo:

Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.

Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ của bài viết, vui lòng gửi email đến cs@apolatlegal.vn.

Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Sở Hữu Trí Tuệ. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi tại đây và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com.

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn



    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site.