Quy định mới về tuổi nghỉ hưu và chăm sóc sức khỏe cho lao động nữ

1. Quy định mới về tuổi nghỉ hưu và chăm sóc sức khỏe cho lao động nữ 

Chính Phủ vừa ban hành hai Nghị định hướng dẫn thực hiện Bộ luật lao động 2019, cụ thể là Nghị định số 135/2020/NĐ-CP vào ngày 18/11/2020 quy định về tuổi nghỉ hưu và Nghị định số 145/2020 vào ngày 14/12/2020 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.

1.1 Nghị định số 135/2020 /NĐ-CP ngày 18/11/2020 quy định về tuổi nghỉ hưu.

1.1.1 Độ tuổi nghỉ hưu

Theo Nghị định số 135/2020//NĐ-CP, kể từ ngày 01/01/2021, người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường sẽ nghỉ hưu ở 60 tuổi 03 tháng đối với nam và 55 tuổi 03 tháng đối với nữ. Sau đó, cứ mỗi năm sẽ tăng 03 tháng đối với nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và 04 tháng cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035 đối với nữ. Do đó, độ tuổi nghỉ hưu so với quy định hiện hành tăng từ 60 lên 62 tuổi đối với nam vào năm 2028 và từ 55 lên 60 tuổi vào năm 2035 đối với nữ.

1.1.2 Nghỉ hưu sớm hoặc muộn hơn tuổi nghỉ hưu

Tùy trường hợp mà người lao động có thể nghỉ hưu sớm hơn hoặc muộn hơn so với tuổi quy định. Cụ thể, những người làm công việc nặng nhọc hoặc làm việc trong môi trường độc hại có thể nghỉ hưu sớm hơn, trong khi những người làm công việc đòi hỏi kỹ năng cao hoặc trong khu vực tư nhân có thể nghỉ hưu muộn hơn. Nhìn chung, thời gian gia hạn tối đa sẽ là 05 năm.

1.2 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12 /2020 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động, cụ thể như sau:

Trong nghị định này, điểm đáng chú ý về chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ là quy định về thời gian nghỉ của lao động nữ trong thời gian hành kinh và lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi, cụ thể:

Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ 30 phút mỗi ngày và lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ 60 phút mỗi ngày tính vào thời giờ làm việc, vẫn được hưởng lương như ghi trong hợp đồng lao động. Trường hợp người lao động nữ không muốn nghỉ và người sử dụng lao động cho phép làm việc thì ngoài tiền lương theo hợp đồng lao động, lao động nữ được nhận thêm tiền lương cho công việc đã làm trong thời gian nghỉ.

Bên cạnh đó, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP có quy định mới về việc yêu cầu người sử dụng lao động có trên 1000 lao động nữ phải lắp đặt buồng vắt và trữ sữa mẹ tại nơi làm việc.

Nghị định số 145/2020/ND-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 01 tháng 02 năm 2020.

2. Chính phủ ban hành phương án mới hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện (đợt 2) cho khách hàng sử dụng điện 

Phương án trên được thông qua khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 180/NQ-CP về phương án hỗ giảm giá điền, giảm tiền điện (đợt 2) cho khách hàng sử dụng điện vào ngày 17/12/2020 theo đề xuất của Bộ Công Thương. Cụ thể, theo báo cáo của Bộ Công Thương gửi Thủ tướng Chính phủ về việc đề xuất hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện đợt 2:

  • Giá bán lẻ điện sinh hoạt từ bậc 1 đến bậc 4 sẽ được giảm 10%;
  • Giảm giá điện từ mức bán lẻ điện áp dụng cho kinh doanh bằng mức giá bán lẻ điện áp dụng cho các ngành sản xuất đối với khách hàng là các cơ sở lưu trú du lịch hoặc khách hàng có kho chứa hàng hóa trong quá trình lưu thông;
  • Cơ sở được dùng để cách ly, khám bệnh tập trung bệnh nhân nghi nhiễm, đã nhiễm COVID-19 được giảm 100% tiền điện;
  • Cơ sở y tế dùng để khám, xét nghiệm, điều trị bệnh nhân nghi nhiễm, đã nhiễm COVID-19 được giảm 20% tiền điện; và
  • Khách hàng sẽ được hỗ trợ giảm giá điện và giảm tiền điện trong ba tháng, tại các kỳ hóa đơn tháng 10,11,12 năm 2020.

Chính phủ giao Bộ công thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện, bảo đảm chặt chẽ, đúng đối tượng, không để trục lợi chính sách.

Tải Cập nhật pháp lý tại đây.

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn



    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site. Switch to a production site key to remove this banner.