Những Vấn Đề Pháp Lý Đối Với Giao Dịch Hoán Đổi Cổ Phần Tại Việt Nam

 

Một giao dịch hoán đổi cổ phần là gì?

Thuật ngữ “hoán đổi cổ phần” đã được sử dụng trong thực tiễn giao dịch M&A trong những năm gần đây, theo đó:
  • Trong một giao dịch mua lại cổ phần, người mua có thể sử dụng cổ phần của chính mình như là tiền thanh toán để trả cho giá mua cổ phần của công ty mục tiêu thay vì phải trả 100% tiền mặt hoặc cùng với việc thanh toán bằng tiền mặt cho người bán của công ty mục tiêu. Do đó, người mua sẽ trở thành chủ sở hữu của công ty mục tiêu và người bán (tức là các cổ đông) của công ty mục tiêu sẽ trở thành chính cổ đông của người mua.
  • Trong một giao dịch đăng ký mua cổ phần, những người đăng ký có thể sử dụng cổ phần của mình như là tiền để góp vào công ty được đầu tư thay vì phải sử dụng tiền mặt hoặc các loại tài sản khác. Do đó, những người đăng ký sẽ trở thành cổ đông của công ty phát hành và đổi lại công ty này sẽ trở thành chủ sở hữu của công ty mà những người đăng ký có thể sử dụng cổ phần của mình để đăng ký mua cổ phần.
Theo đó, một giao dịch hoán đổi cổ phần cũng thường được gọi là “trao đổi cổ phần” hoặc “cổ phiếu đổi lấy cổ phiếu”.
Trên thực tế, ngoài hai hình thức hoán đổi cổ phần truyền thống ở trên, các bên liên quan có thể chuyển đổi thêm các hình thức hoán đổi cổ phần khác dựa trên nguyên tắc trên. Mặt khác, trong một số trường hợp, hoán đổi cổ phần, chỉ đơn giản là các giao dịch liên quan đến biến động cổ phần giữa hai công ty bất kể phương thức thanh toán cụ thể của họ.
Theo thông lệ ở Việt Nam, việc sử dụng cổ phần để hoán đổi cổ phần của các doanh nghiệp khác được áp dụng phổ biến tại các công ty đại chúng dưới sự quản lý của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) và được chính thức công nhận trong một số văn bản pháp luật do Chính phủ và Bộ Tài chính ban hành, chẳng hạn: Nghị định 58/2012/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 162/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn điều kiện, hồ sơ, thủ tục chào bán chứng khoán ra công chúng, chào bán cổ phiếu để hoán đổi, phát hành thêm cổ phiếu, mua lại cổ phiếu, bán cổ phiếu quỹ và chào mua công khai cổ phiếu của công ty đại chúng. Tuy nhiên, đối với các công ty không đại chúng thuộc sự quản lý hành chính của Sở Kế hoạch và Đầu tư và có sự tham gia của yếu tố nước ngoài, chúng tôi không tìm thấy bất kỳ quy định cụ thể nào quản lý loại hình hoán đổi vốn này.
Các bước pháp lý chính để thực hiện giao dịch hoán đổi cổ phần tại Việt Nam 
  • Đăng ký chủ trương về việc thực hiện dòng tiền không dùng tiền mặt trong giao dịch hoán đổi cổ phần dự kiến;
Để chuẩn bị tốt cho việc thoái vốn và chuyển cổ tức và vốn từ Việt Nam ra nước ngoài sau này, các bên liên quan được khuyến nghị xin chủ trương từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và Tổng cục Thuế Việt Nam (TCT) và các cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài (nếu cần thiết) liên quan đến dòng tiền không dùng tiền mặt trong giao dịch hoán đổi cổ phần.
  • Chuẩn bị và ký kết các tài liệu giao dịch;
Các bên liên quan chuẩn bị và nên ký kết Thỏa Thuận Hoán Đổi Cổ Phần và Thỏa Thuận Chuyển Nhượng Cổ Phần đồng thời.
Mặc dù dòng tiền không phải là tiền mặt trong giao dịch hoán đổi cổ phần, để tuân thủ đầy đủ luật pháp hiện hành của Việt Nam, tài khoản vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài TKVĐTTT) bằng ngoại tệ và/hoặc Việt Nam đồng của công ty mục tiêu vẫn phải được mở tại một ngân hàng thương mại được cấp phép tại Việt Nam. Lưu ý, việc có được chấp thuận chủ trương về vấn đề dòng tiền không phải tiền mặt trong giao dịch hoán đổi cổ phần như trên phải được trình nộp cùng với hồ sơ mở TKVĐTTT này để thuận tiện cho dòng tiền trong bất kỳ giao dịch liên quan đến vốn nào trong tương lai theo quy định của pháp luật, cụ thể là phải thông qua TKVĐTTT theo yêu cầu của pháp luật của Việt Nam.
Các bên liên quan có thể được yêu cầu giải trình chi tiết về cấu trúc sở hữu để đánh giá và quyết định của cơ quan thuế và/hoặc của NHNN.
  • Đăng ký cấp Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Đầu Tư Ra Nước Ngoài (GCNĐKĐT Ra Nước Ngoài) đối với việc đầu tư ra nước ngoài của bên bán (cụ thể là các chủ sở hữu) của công ty mục tiêu;
Sau khi được cấp GCNĐKĐT Ra Nước Ngoài cho các chủ sở hữu của công ty mục tiêu, một tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài (OICA) sẽ được mở cho chức năng của tài khoản ngoại tệ được yêu cầu theo quy định của NHNN.
  • Đăng ký cấp Chấp thuận góp vốn, mua cổ phần của bên mua nước ngoài trong công ty mục tiêu;
Bước này là để có được sự chấp thuận bằng văn bản cho bên mua nước ngoài để thực hiện hợp pháp khoản đầu tư vào Việt Nam (tức là mua lại vốn) trước khi chính thức thực hiện giao dịch hoán đổi cổ phần.
  • Đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp điều chỉnh của công ty mục tiêu ghi nhận giao dịch hoán đổi cổ phần;
Công ty mục tiêu chuẩn bị hồ sơ đăng ký theo quy định và đăng ký thay đổi chủ sở hữu/thành viên góp vốn của công ty mục tiêu.
 
Như đã đề cập ở trên, hiện tại, pháp luật Việt Nam không có quy định và khuôn khổ pháp lý để tiến hành hoán đổi cổ phần với sự tham gia của các bên là tất cả các công ty chưa đại chúng; và giữa một công ty có trụ sở tại Việt Nam và một pháp nhân ở nước ngoài. Với thực tế như trên, chúng tôi khuyến nghị các bên nên có hướng dẫn chính thức từ các cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam và ở nước ngoài (trong trường hợp đây vẫn là vấn đề pháp lý còn chưa rõ ràng tại bên có thẩm quyền liên quan) và đề nghị ý kiến tư vấn pháp lý từ một hãng luật/ đơn vị tư vấn thuế chuyên nghiệp về khả năng thực hiện của phương thức thanh toán hoán đổi/cấn trừ dự kiến thực hiện và các vấn đề pháp lý trọng yếu khác cần lưu ý.
Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn



    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site. Switch to a production site key to remove this banner.