Hướng xử lý khi có thông báo dự định từ chối nhãn hiệu tại Nhật Bản

Quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản sẽ bao gồm các giai đoạn cơ bản như thẩm định hình thức, công bố đơn đăng ký nhãn hiệu, thẩm định nội dung. Theo đó, trong quá trình thẩm định nội dung, Cơ quan Sở hữu trí tuệ Nhật Bản sẽ tiến hành xem xét nhãn hiệu đăng ký bảo hộ có đáp ứng được các điều kiện được bảo hộ theo quy định pháp luật. Khi đơn đăng ký nhãn hiệu không đáp ứng được các điều kiện nhất định, Cơ quan Sở hữu trí tuệ Nhật Bản sẽ ban hành Thông báo dự định từ chối đối với đơn đăng ký nhãn hiệu. Dưới đây là thông tin giúp chủ đơn hiểu rõ phương hướng xử lý khi nhận được Thông báo dự định từ chối đơn đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản.

Hướng xử lý khi có thông báo dự định từ chối nhãn hiệu tại Nhật Bản
Hướng xử lý khi có thông báo dự định từ chối nhãn hiệu tại Nhật Bản

1. Thời hạn xử lý 

Hiện nay, chủ đơn đăng ký nhãn hiệu có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản thông qua 02 phương thức chính (i) Nộp đơn đăng ký thông qua hệ thống đăng ký quốc tế Madrid hoặc (ii) Đăng ký trực tiếp tại Cơ quan Sở hữu trí tuệ Nhật Bản (JPO). Thời hạn phản hồi sẽ khác nhau, tùy thuộc vào phương thức đăng ký nhãn hiệu.  

Xem thêm: Hồ sơ, thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế 

1.1 Đơn đăng ký quốc tế thông qua hệ thống Madrid 

Chủ đơn phải thực hiện phản hồi Thông báo dự định từ chối của JPO trong thời hạn là 03 tháng, kể từ ngày JPO ban hành Thông báo. Khác biệt so với những quốc gia khác, Nhật Bản không tiếp nhận ý kiến phản đối của bên thứ ba trong quá trình thẩm định nội dung. Có thể hiểu rằng, đơn đăng ký có thể bị dự định từ chối hoàn toàn do kết quả thẩm định nội dung từ chuyên viên JPO, không xuất phát từ một bên thứ ba.  

Chủ đơn có thể kéo dài thời hạn thực hiện phản hồi đối với Thông báo dự định từ chối của JPO, tối đa là 03 tháng tính từ thời điểm hết thời hạn phản đối theo quy định. Theo đó, chủ đơn phải thực hiện thủ tục gia hạn thông qua đại diện sở hữu công nghiệp tại Nhật Bản và phải sử dụng biểu mẫu gia hạn, toàn bộ thông tin sẽ được ghi nhận bằng tiếng Nhật. Đồng thời, chủ đơn phải nộp thêm lệ phí gia hạn, mức phí sẽ khác nhau phụ thuộc vào thời điểm yêu cầu gia hạn: 

  • Yêu cầu gia hạn trước thời điểm kết thúc thời hạn phản hồi: JPY 2100 ( ~ 366,723 VNĐ) 
  • Yêu cầu gia hạn sau thời điểm kết thúc thời hạn phản hồi: JPY 4200 ( ~ 733,446 VNĐ) 

1.2 Đăng ký trực tiếp tại Nhật Bản 

Chủ đơn có thể nộp đơn phản đối hoặc thực hiện điều chỉnh theo yêu cầu dựa trên Thông báo dự định từ chối của JPO trong một khoảng thời gian hợp lý. Luật Nhãn hiệu Nhật Bản không có một khoảng thời gian nhất định cho việc nộp đơn phản hồi, thời hạn sẽ phụ thuộc vào từng Thông báo dự định từ chối cụ thể của JPO.  

Đối với phương thức đăng ký trực tiếp, pháp luật không có một quy định cụ thể về việc chủ đơn có quyền được gia hạn việc nộp đơn phản hồi Thông báo dự định từ chối. Về đặc điểm này, phương thức đăng ký thông qua hệ thống Madrid sẽ có lợi hơn cho chủ đơn trong việc thực hiện phản hồi Thông báo dự định từ chối của JPO.  

2. Cơ sở bị từ chối

Việc biết được cơ sở pháp lý bị từ chối sẽ giúp chủ đơn có thể tiến hành thực hiện điều chỉnh hoặc phản đối với Thông báo dự định từ chối của JPO. Căn cứ theo Điều 15 Luật Nhãn hiệu Nhật Bản, các cơ sở pháp lý dẫn đến việc bị dự định từ chối của nhãn hiệu bao gồm: (i) không đáp ứng các điều kiện của đơn đăng ký nhãn hiệu theo Điều 3; hoặc (ii) có chứa các dấu hiệu không thể đăng ký dưới dạng nhãn hiệu theo Điều 4; hoặc (iii) nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu đối chứng khác hoặc các cơ sở khác được quy định tại Điều 15.  

Dựa trên báo cáo số lượng được cung cấp bởi JPO vào năm 2018, các cơ sở chủ yếu là nguyên nhân dẫn đến đơn đăng ký nhãn hiệu bị từ chối, cụ thể:  

  • Phân loại nhóm hàng hóa/dịch vụ.
  • Trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đối chứng.  
  • Dự định sử dụng nhãn hiệu. 

Nhật Bản sử dụng hệ thống “Mã nhóm tương tự” nhằm xác định và phân chia hàng hóa/dịch vụ tương ứng với mỗi một mã nhất định. Chẳng hạn như, mã nhóm cho hàng hóa “Nhiên liệu lỏng” là 05A02 hoặc “dịch vụ xuất – nhập khẩu” là 35F016. Khi hàng hóa/dịch vụ đăng ký bảo hộ có cùng mã nhóm với hàng hóa/dịch vụ của nhãn hiệu đối chứng, chúng được xác định là trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn và là cơ sở cho dự định từ chối đơn đăng ký nhãn hiệu. Có thể xem xét một ví dụ điển hành, hàng hóa “Ấn phẩm điện tử” ở Nhóm 9 có mã là 26A01, 26D01 được nhận định là trùng với ấn phẩm in ở Nhóm 16 có mã là 26A017.  

3. Phương thức phản hồi

Việc thực hiện phản hồi đối với Thông báo dự định từ chối của JPO phải thực hiện thông qua đại diện sở hữu công nghiệp tại Nhật Bản, dù rằng chủ đơn đăng ký thông qua phương thức nào. Tùy thuộc vào nguyên nhân bị từ chối, chủ đơn sẽ có phương thức phản hồi thích hợp cho từng nguyên nhân. Theo đó, chủ đơn có thể thực hiện điều chỉnh hoặc thu hẹp phạm vi hàng hóa/dịch vụ đăng ký bảo hộ như sau: 

3.1 Thu hẹp phạm vi hàng hóa dịch vụ 

Khi tiến hành thu hẹp phạm vi bảo hộ, chủ đơn phải thực hiện nộp đơn MM6 hoặc thực hiện trực tiếp trên hệ thống online của Madrid. Chi phí thu hẹp phạm vi bảo hộ trên hệ thống WIPO là 117 CHF/nội dung.  

Khi không đồng ý với quyết định về việc thu hẹp phạm vi bảo hộ của JPO, chủ đơn có thể tiến hành khiếu nại quyết định từ chối trong thời hạn là 02 tháng – đối với chủ đơn là cá nhân, tổ chức nước ngoài, kể từ ngày JPO ra Thông báo từ chối8.  

3.2 Điều chỉnh đơn đăng ký  

JPO sẽ tiến hành thẩm định đơn yêu cầu điều chỉnh đơn đăng ký nhãn hiệu trong thời hạn là 03 tháng và sẽ đưa ra quyết định chấp nhận hoặc từ chối đơn yêu cầu9. Trong trường hợp chủ đơn không đồng ý với quyết định của JPO, có thể tiến hành khiếu nại và thời hạn khiếu nại là 03 tháng, bắt đầu từ ngày ban hành quyết định. 

4. Những vấn đề cần lưu ý

  • Việc thực hiện phản hồi Thông báo dự định từ chối sẽ được thực hiện thông đại diện sở hữu công nghiệp tại Nhật Bản đối với chủ đơn là cá nhân, tổ chức nước ngoài. 
  • Phương hướng xử lý chủ yếu khi nhận được thông báo dự định từ chối có thể là điều chỉnh hoặc thu hẹp phạm vi hàng hóa/dịch vụ được đăng ký bảo hộ. 
  • Chủ đơn lưu ý đến phân loại nhóm hàng hóa/dịch vụ tại Nhật Bản khi tiến hành thực hiện sửa đổi hoặc thu hẹp phạm vi hàng hóa/dịch vụ được đăng ký bảo hộ.

Xem thêm: Các lưu ý khi thực hiện đăng ký nhãn hiệu cần biết

Khuyến cáo:

Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.

Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ của bài viết, vui lòng gửi email đến cs@apolatlegal.vn.

Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Sở hữu trí tuệ. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi tại đây và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com.

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn



    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site. Switch to a production site key to remove this banner.