Một số vấn đề về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề của người lao động theo bộ luật Lao động

Hiện nay, sự phát triển về công nghệ diễn ra với tốc độ chóng mặt, tạo nên một cuộc cách mạng công nghiệp mới với sư xuất hiện của trí tuệ nhân tạo, robot hóa và tự động hóa đã tạo ra những bước tiến lớn trong các ngành công nghiệp từ sản xuất đến dịch vụ.  

Hơn nữa, trong thời đại hội nhập quốc tế, việc người lao động hoặc chuyên gia nước ngoài tham gia vào thị trường lao động Việt Nam và đảm nhiệm những vị trí công việc quan trọng và có tính chất phức tạp lại ngày càng phổ biến. Điều này đặt ra một yêu cầu mới, đòi hỏi người lao động phải có trình độ cao hơn để thích nghi và tồn tại trong một môi trường lao động ngày càng cạnh tranh và công nghệ hóa.  

Chính vì vậy mà việc bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ, cải thiện kỹ năng nghề cho người lao động càng trở nên cần thiết hơn hết. Việc đào tạo, bồi dưỡng cho người lao động cũng là một trong những nội dung quan trọng được ghi nhận trong Bộ luật lao động 2019 (BLLĐ 2019). Trong bài viết này, tác giả sẽ trình bày một số nội dung liên quan đến vấn đề đào tạo nghề cho người lao động theo quy định của pháp luật lao động hiện hành. 

1. Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề 

Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động là nghĩa vụ của người sử dụng lao động (Điều 6.2.c BLLĐ 2019). Cụ thể, người sử dụng lao động có trách nhiệm: 

  • xây dựng kế hoạch hằng năm và dành kinh phí cho việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, phát triển kỹ năng nghề cho người lao động đang làm việc cho mình; đào tạo cho người lao động trước khi chuyển làm nghề khác cho mình. 
  • thông báo kết quả đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề hằng năm cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 

2. Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động và người lao động 

Theo quy định của pháp luật, khi người sử dụng lao động đào tạo hoặc đào tạo lại người lao động để nâng cao trình độ kỹ năng nghề thì hai bên phải giao kết hợp đồng đào tại nghề theo quy định của BLLĐ.  

Hiểu đơn giản, hợp đồng đào tạo nghề là thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về quyền và nghĩa vụ của các bên trong trường hợp người lao động được đào tạo, nâng cao trình độ, kĩ năng, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đồi tác tài trợ cho người sử dụng lao động.  

Hợp đồng này phải đảm bảo những nội dung theo Điều 62 BLLĐ 2019, bao gồm: 

  • Nghề đào tạo; 
  • Địa điểm đào tạo, thời hạn đào tạo; 
  • Chi phí đào tạo, bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài 
  • Thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo; 
  • Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo; 
  • Trách nhiệm của người sử dụng lao động. 

Lưu ý rằng hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 2 bản, mỗi bên giữ 1 bản. Quy định này đảm bảo thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động được ghi nhận một cách rõ ràng và có xác nhận giữa các bên trong hợp đồng, qua đó tạo ra cơ sở pháp lí chặt chẽ để ràng buộc các bên trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ đã thỏa thuận. 

3. Trường hợp người lao động hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động 

Như đã phân tích, người sử dụng lao động có trách nhiệm đào tạo và dành kinh phí để tiến hành hoạt động đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động đang làm việc cho mình, đào tạo tạo cho người lao động trước khi chuyển làm nghề khác cho mình. Ngược lại, về phía người lao động, phải cam kết làm việc một khoảng thời gian nhất định sau khi được đào tạo cho người sử dụng lao động. Trong trường hợp người lao động vi phạm cam kết về thời hạn làm việc này, người lao động phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động. 

Theo đó, trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo có thể phát sinh trong các trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (bao gồm cả trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật và trái pháp luật) nhưng thời gian làm việc sau khi được đào tạo không đủ theo cam kết với người sử dụng lao động theo hợp đồng đào tạo. 

 

Khuyến cáo:

Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.

Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ của bài viết, vui lòng gửi email đến cs@apolatlegal.vn.

Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Lao động. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi tại đây và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com.

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn



    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site.