Đăng ký nhãn hiệu ở Đông Nam Á (phần 2)

4. Những điểm cần lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu ở Thái Lan (tiếp theo):

Các loại nhãn hiệu ở Thái Lan: Ngoài nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu tập thể tương tự như các nước khác, Luật Nhãn hiệu (số 3) B.E 2559 của Thái Lan còn Luật Nhãn hiệu Thái Lan phân chia nhãn hiệu thành nhãn hiệu dùng cho sản phẩm và nhãn hiệu dùng cho dịch vụ như sau:

  • Nhãn hàng hóa: là nhãn biểu trưng cho hoặc có liên quan tới một sản phẩm;
  • Nhãn dịch vụ: là nhãn biểu trưng cho hoặc có liên quan tới một dịch vụ.

Gia hạn đăng ký nhãn hiệu: Tương tự như hầu hết các quốc gia Đông Nam Á khác, nhãn hiệu được đăng ký sẽ được bảo hộ trong 10 năm kể từ ngày đăng ký. Sự bảo hộ có thể được gia hạn 10 năm cho mỗi lần gia hạn. Người nộp đơn mong muốn gia hạn bảo hộ phải nộp đơn đến cơ quan đăng ký không chậm hơn 3 tháng trước ngày hết thời hạn bảo hộ hoặc trong vòng 6 tháng kể từ ngày hết thời hạn bảo hộ. Nếu người nộp đơn không nộp đầy đủ hồ sơ bổ sung trong khoảng thời gian vừa nêu, họ sẽ bị xem như là từ chối việc nộp đơn gia hạn. 

5. Những điểm cần lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu ở Philippine:

Các  chủ thể có quyền đăng ký: Nhìn chung, ở các quốc gia khác, khi nhận được đơn đăng ký nhãn hiệu, Cơ quan Sở hữu trí tuệ chỉ xem xét khả năng bảo hộ của nhãn hiệu đó trong phạm vi các nhãn hiệu đã được đăng ký và bảo hộ trên lãnh thổ của quốc gia đó. Khi nhận được kháng cáo/khiếu nại từ các bên thứ ba khác chứng minh việc đăng ký đã được tiến hành trên cơ sở không trung thực và có bằng chứng rõ ràng cho việc đó, Cơ quan Sở hữu trí tuệ sẽ từ chối chứng nhận hoặc hủy bỏ hiệu lực của văn bằng bảo hộ đã cấp. Tuy nhiên, ở Philippine, Cơ quan tư pháp vào tháng 2 năm 1983 đã tuyên bố trong vụ kiện Unno Commercial enterprises VS. General Milling Corporation rằng “Quyền đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu phải dựa trên quyền sở hữu của nhãn hiệu đó. Khi người nộp đơn không phải là chủ sở hữu của nhãn hiệu được đăng ký, người đó không có quyền đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu đó. Theo quy định của Luật về Nhãn hiệu, chỉ có chủ sở hữu nhãn hiệu, tên thương mại hoặc nhãn dịch vụ dùng để phân biệt hàng hóa, công việc kinh doanh hoặc dịch vụ của họ với hàng hóa, công việc kinh doanh hoặc dịch vụ của những chủ thể khác mới có quyền đăng ký bảo hộ.”

Theo đó, Cơ quan Sở hữu trí tuệ của Philippine có quyền từ chối đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nếu họ có cơ sở để cho rằng chủ sở hữu của nhãn hiệu đó không phải là người nộp đơn, bất kể nhãn hiệu đó có được đăng ký bảo hộ ở Philippine bởi chủ sở hữu thật sự hay chưa. 

Tuy nhiên, trên thực tế, Cơ quan Sở hữu trí tuệ của Philippine vẫn chấp nhận đơn đăng ký trong trường hợp người nộp đơn cung cấp được thư đồng thuận đã được công chứng được ký bởi chữ ký của chủ sở hữu thật sự của nhãn hiệu, trong đó cho phép người nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở Philippine. Ngoài ra, thỏa thuận cùng tồn tại cũng là một lựa chọn có thể được chấp thuận khác, tuy nhiên trên thực tế, Cơ quan Sở hữu trí tuệ ở Philippine không luôn luôn chấp nhận một tài liệu như vậy.  Lý do là vì cơ quan chức năng đôi lúc thấy rằng vẫn tiềm ẩn khả năng bị nhầm lẫn đối với một bộ phận công chúng, hoặc khiến công chúng hiểu nhầm, nếu các bên trong thỏa thuận không có quan hệ gì với nhau mà chỉ đồng ý cùng tồn tại.

Thời hạn phản đối: Nhãn hiệu được chấp thuận sẽ được đăng trên Cổng thông tin của Cơ quan Sở hữu trí tuệ của Philippine, và công chúng sẽ có 30 ngày để đưa ra các động thái có liên quan. Nếu không có sự phản đối nào được gửi đến và kiểm chứng bởi Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Cơ quan Sở hữu trí tuệ sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Tuyên bố về việc sử dụng trên thực tế: Luật Sở hữu trí tuệ Philippine cũng yêu cầu Tuyên bố về việc sử dụng trên thực tế cùng với bằng chứng cho việc sử dụng phải được nộp đến Cơ quan Sở hữu trí tuệ của Philippine theo lộ trình sau:

  • Tuyên bố về việc sử dụng trên thực tế được nộp trong vòng ba (3) năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;
  • Tuyên bố về việc sử dụng trên thực tế được nộp trong vòng một (1) năm kể từ kỷ niệm năm năm đăng ký / trong vòng một (1) năm kể từ kỷ niệm năm năm của việc gia hạn đăng ký; và
  • Tuyên bố về việc sử dụng trên thực tế được nộp trong vòng một (1) năm kể từ ngày gia hạn đăng ký (*Yêu cầu bổ sung này áp dụng cho tất cả nhãn hiệu đến hạn gia hạn vào ngày 1 tháng 7 năm 2017 trở về sau, bất kể ngày nộp yêu cầu gia hạn).

Đây là một yêu cầu bắt buộc, nếu Tuyên bố về việc sử dụng trên thực tế không được nộp, đơn đăng ký sẽ bị từ chối hoặc nhãn hiệu sẽ bị xóa khỏi Sổ đăng ký. 

Tuy nhiên, nếu người đăng ký có lý do hợp lệ về việc bị cấm sử dụng nhãn hiệu, một Tuyên bố về việc không sử dụng có thể được gửi đi thay cho Tuyên bố về việc sử dụng trên thực tế. Mặc dù vậy, việc không sử dụng nhãn hiệu chỉ có thể được chấp nhận trong các trường hợp sau:

  • chủ sở hữu nhãn hiệu được đăng ký bị cấm sử dụng nhãn hiệu theo yêu cầu của một cơ quan chính phủ khác;
  • tồn tại một lệnh cấm của Tòa án, Cơ quan Sở hữu trí tuệ hoặc các cơ quan bán tư pháp khác ngăn chặn việc sử dụng hoặc;
  • nhãn hiệu là chủ thể của trường hợp phản đối hoặc hủy bỏ.

6. Đăng ký nhãn hiệu ở Lào:

Cơ quan đăng ký có thẩm quyền: Ở Lào, người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho một trong các cơ quan sau đây: Khoa học và Công nghệ Lào, Cơ quan Sở hữu trí tuệ; Bộ phận Nhãn hiệu và Nguồn Gốc.

Hồ sơ ủy quyền cho đại diện: Giấy ủy quyền cần được ký công chứng và được dịch sang tiếng anh (nếu lập bằng ngôn ngữ khác ngoài tiếng Lào và tiếng Anh).

Gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu: Chủ sở hữu nhãn hiệu phải nộp phí gia hạn trong vòng 12 tháng trước ngày hết hạn, có thể nộp muộn trong vòng 06 tháng kể từ ngày hết hạn nếu chủ đơn có lý do chính đáng.

Thời gian để bên thứ ba phản đối việc đăng ký nhãn hiệu: trong thời hạn 60 ngày từ ngày đăng công báo.

Hủy bỏ văn bằng bảo hộ do không sử dụng: tương tự như ở Việt Nam, nếu nhãn hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ ở Lào nhưng không được sử dụng trong thời hạn 05 năm liên tiếp thì người khác có quyền yêu cần hủy bỏ giấy chứng nhận đối với nhãn hiệu nêu trên.

7. Đăng ký nhãn hiệu ở Myanmar:

Hủy bỏ văn bằng bảo hộ do không sử dụng: nếu nhãn hiệu đã đăng ký và được được cấp văn bằng ở Myanmar nhưng không được sử dụng trong thời hạn 03 năm liên tiếp thì người khác có quyền yêu cần hủy bỏ giấy chứng nhận đối với nhãn hiệu nêu trên.

Thời gian để bên thứ ba phản đối việc đăng ký nhãn hiệu: trong thời hạn 60 ngày từ ngày đăng công báo.

8. Đăng ký nhãn hiệu ở Việt Nam:

Thời gian để bên thứ ba phản đối việc đăng ký nhãn hiệu: Kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp đến trước ngày ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ.

Gia hạn nhãn hiệu: Người nộp đơn được quyền gia hạn nhãn hiệu nhiều lần, mỗi lần 10 năm. Nhưng phải nộp phí gia hạn trước 06 tháng trước thời điểm hết hạn, hoặc có thể nộp muộn trong vòng 06 tháng kể từ ngày hết hạn. Nếu nộp muộn thì chủ đơn phải nộp thêm 10% lệ phí gia hạn cho mỗi tháng nộp muộn.

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn



    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site. Switch to a production site key to remove this banner.