Đăng ký nhãn hiệu ở Đông Nam Á (phần 1)

Với sự toàn cầu hóa của các hoạt động thương mại hiện nay, một công ty có thể mở rộng hoạt động kinh doanh của mình ở hầu khắp mọi nơi trên thế giới. Cùng với việc nghiên cứu thị trường/khách hàng và phát triển mạng lưới phân phối, trong thời đại 4.0 này, việc bảo vệ tài sản trí tuệ và thương hiệu của một công ty khi gia nhập thị trường cũng mới trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Đông Nam Á bao gồm 11 quốc gia đa dạng và ấn tượng về tôn giáo, văn hóa và lịch sử: Brunei, Myanmar, Campuchia, Đông Timo, Indonesia, Lào, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Đây không chỉ là điểm chuyển tiếp quan trọng của hầu hết các tuyến giao thông đường biển của thế giới mà còn là cửa ngõ thông thương, kinh doanh từ phía Đông sang phía Tây của Trái đất và ngược lại. Với vị trí quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, Đông Nam Á cũng là điểm đến lý tưởng để đầu tư.

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra một số điểm chính cần lưu ý đối với các doanh nghiệp/nhà đầu tư muốn đăng ký bảo hộ tài sản SHTT nói chung và nhãn hiệu nói riêng ở Đông Nam Á:

1. Các quốc gia Đông Nam Á đều là thành viên của Thỏa Ước Madrid và Nghị định thư Madrid 

Để một nhãn hiệu được bảo hộ: 

Ở cấp độ quốc gia/khu vực, việc bảo hộ nhãn hiệu có thể được thực hiện thông qua đăng ký, bằng cách nộp đơn đăng ký với văn phòng nhãn hiệu quốc gia / khu vực và trả các khoản phí bắt buộc. 

Ở cấp độ quốc tế, người nộp đơn có hai lựa chọn: bạn có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp cho cơ quan nhãn hiệu của mỗi quốc gia mà bạn đang tìm kiếm sự bảo hộ hoặc bạn có thể sử dụng Hệ thống Madrid.

Có hai thỏa thuận quốc tế liên quan đến việc bảo hộ nhãn hiệu, đó là Thỏa ước Madrid, được ký kết vào năm 1891 và Nghị định thư liên quan đến Thỏa ước Madrid, được ký kết vào năm 1989, cả hai được gọi chung là Hệ thống Madrid. Công dân hoặc doanh nghiệp có mối quan hệ cá nhân hoặc kinh doanh với một trong các thành viên của Hệ thống có thể sử dụng Hệ thống Madrid và văn phòng WIPO làm đơn vị trung gian để thực hiện việc đăng ký và quản lý hồ sơ đăng ký nhãn hiệu trên toàn thế giới.

Mười quốc gia Đông Nam Á, ngoại trừ Đông Timor, đều là quốc gia thành viên của hiệp định TRIPS và WIPO, có nghĩa là người nộp đơn nhãn hiệu có thể sử dụng Hệ thống Madrid để nộp một đơn đăng ký bảo hộ duy nhất để chỉ định bảo hộ cho mười quốc gia Đông Nam Á và giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí so với việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp với văn phòng nhãn hiệu của mỗi quốc gia mà họ mong muốn được bảo hộ.

Nhiều người vẫn đang hiểu nhầm rằng Hệ thống Madrid là hệ thống quốc tế để đăng ký và sẽ được bảo hộ nhãn hiệu trên toàn thế giới; tuy nhiên, điều này không chính xác. Hệ thống Madrid chỉ là cơ quan trung gian để tiếp nhận và chuyển giao đơn đăng ký nhãn hiệu, nó không có thẩm quyền để cấp bảo hộ nhãn hiệu ở bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ nào. Theo các nguyên tắc đăng ký của Hệ thống Madrid, sau khi được văn phòng WIPO chấp nhận, đơn đăng ký sẽ được gửi đến Văn phòng SHTT của quốc gia được chỉ định để kiểm tra xem nhãn hiệu có thể được bảo hộ ở các quốc gia đó hay không.

2. Các quốc gia ASEAN có một nền tảng dữ liệu online chung về nhãn hiệu 

Nếu bạn đang có ý định đăng ký nhãn hiệu ở các nước ASEAN, lựa chọn tốt nhất là thuê một đơn vị đại diện sở hữu công nghiệp chuyên nghiệp. Nhưng dù là đại diện sở hữu công nghiệp hay doanh nghiệp thông thường, việc đầu tiên phải làm khi đăng ký nhãn hiệu là kiểm tra khả năng bảo hộ của nhãn hiệu trước khi nộp hồ sơ.

Mỗi quốc gia thường sẽ xây dựng cho riêng mình một kho dữ liệu công cộng về Sở hữu công nghiệp của mình, tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng có nền tảng tiếng Anh cho thư viện số này, hoặc nếu có thì nó cũng không dễ tiếp cận đối với người nước ngoài. Bên cạnh cơ sở dữ liệu nhãn hiệu toàn cầu của WIPO, người nộp đơn cũng có thể tra cứu thông tin nhãn hiệu đã được đăng ký tại Đông Nam Á qua Asian TMView, đây là nền tảng thông tin nhãn hiệu trực tuyến chung của các Quốc gia thành viên ASEAN nhằm cung cấp rộng rãi và dễ dàng dữ liệu nhãn hiệu được đăng ký ở ASEAN, và có thể truy cập bởi tất cả các chủ thể quan tâm và hoàn toàn miễn phí. 

Bất kỳ ai cũng có thể truy cập thông tin về đăng ký nhãn hiệu và đơn đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực tại các nước ASEAN tham gia. Tất cả những gì bạn phải làm là tìm kiếm “ASIAN TMview” hoặc truy cập vào đường link http://www.asean-tmview.org/tmview/welcome 

3. Một số lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu tại Campuchia

Đơn nhiều nhóm: Trước năm 2015, Luật Liên quan đến Tên Thương mại Nhãn hiệu và Hành vi Cạnh tranh Không lành mạnh của Campuchia quy định rằng người nộp đơn chỉ có thể nộp một đơn đăng ký cho một nhóm. Tuy nhiên, sau khi ký kết Nghị định thư liên quan đến Thỏa thuận Madrid về Đăng ký quốc tế nhãn hiệu (“Nghị định thư về nhãn hiệu”) vào ngày 05 tháng 3 năm 2015, có hiệu lực vào tháng 6 năm 2015, Campuchia đã sửa đổi luật và cho phép áp dụng một đơn đăng ký cho nhiều nhóm. Nói tóm lại, đơn đăng ký nhiều nhóm hiện đã có thể áp dụng tại Campuchia cho cả việc nộp đơn trực tiếp và qua Hệ Thống Madrid, điều này cũng đồng nghĩa là một đơn có thể đăng ký tối đa 45 nhóm hàng hóa hoặc dịch vụ. Hàng hóa và/hoặc dịch vụ trong các đơn phải được phân loại theo Bảng phân loại hàng hóa và dịch vụ quốc tế Nixơ. Bên cạnh đó, đối với đơn đăng ký nhiều nhóm ở Campuchia, người nộp đơn sẽ phải thanh toán phí trên cơ sở mỗi nhóm, và không có chiết khấu cho bất kỳ nhóm thêm nào trong một đơn đăng ký.

Đại diện sở hữu trí tuệ: khi nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu qua Hệ thống Madrid, bạn không bắt buộc phải thuê một đơn vị đại diện sở hữu trí tuệ tại Campuchia. Tuy nhiên, việc có đại diện cơ quan SHTT là điều kiện bắt buộc mà người nộp đơn phải có trong trường hợp nộp hồ sơ đăng ký trực tiếp tại Cục SHTT Campuchia, hoặc khi đơn Madrid bị yêu cầu sửa đổi, bổ sung hoặc từ chối. Ngoài ra, các tài liệu khác được yêu cầu bởi người nộp đơn, đại diện hoặc luật sư cho Cục SHTT Campuchia phải bằng tiếng Khmer và tiếng Anh.

Số lượng bản sao bắt buộc: Ở Campuchia, số lượng bản sao bắt buộc phải nộp sẽ phụ thuộc vào số lượng nhóm đã đăng ký, cụ thể là 15 bản sao phải nộp cho mỗi nhóm trong một đơn đăng ký. Các bản sao phải giống hệt nhau và không được quá 8 cm x 8 cm.

4. Một số lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu tại Thái Lan

Ủy quyền cho đại lý / luật sư SHTT: Nếu việc ủy quyền được thực hiện bên ngoài Vương quốc Thái Lan, chữ ký trong thư ủy quyền hoặc giấy ủy quyền sẽ được xác nhận bởi quan chức có thẩm quyền của đại sứ quán hoặc lãnh sự quán Thái Lan hoặc Giám đốc văn phòng của Bộ Thương mại đặt tại quốc gia nơi cư trú của chủ sở hữu chính hoặc người cấp quyền. Trong trường hợp việc ủy quyền được thực hiện tại Vương quốc Thái Lan và người ủy quyền không cư trú tại nước này, người nộp đơn phải nộp bản sao hộ chiếu hoặc giấy chứng nhận tạm trú của người ủy quyền hoặc bất kỳ bằng chứng nào cho thấy tại thời điểm ủy quyền được thực hiện, chủ sở hữu chính hoặc người cấp quyền đang ở Thái Lan.

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn



    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site. Switch to a production site key to remove this banner.