Chính sách cách ly xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg: nên hiểu thế nào?

1| Chính sách cách ly xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg: nên hiểu thế nào?

Trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của virut Corona, vào ngày 31 tháng 3 năm 2020, Thủ Tướng Chính Phủ đã ban hành Chỉ Thị số 16/CT-TTg về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống đại dịch COVID-19 (“Chỉ Thị 16”). Chỉ Thị 16 đưa ra một số quy tắc cách ly xã hội nghiêm ngặt đặt ra trên toàn quốc trong mười bốn (14) ngày bắt đầu từ ngày 1 tháng 4 năm 2020, bao gồm:

  • Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa, dừng hoạt động và các trường hợp khẩn cấp khác;
  • Thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp;
  • Không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng;
  • Các nhà máy và nhà xưởng được yêu cầu để đảm bảo khoảng cách an toàn giữa các nhân viên, phải đeo khẩu trang và nơi làm việc phải được khử trùng theo quy định;
  • Các cơ quan, đơn vị nhà nước bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại nhà, trừ trường hợp thật sự cần thiết;
  • Dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng và hạn chế tối đa việc di chuyển từ khu vực này sang khu vực khác, trừ vận chuyển thực phẩm và hàng hóa thiết yếu; và
  • Tạm thời đóng cửa các cửa khẩu chính, cửa khẩu phụ dành cho người qua lại từ 00 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2020 trên tuyến biên giới với Lào và Campuchia. Kiểm soát chặt chẽ việc nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế trên các tuyến biên giới đường bộ; tất cả người nhập cảnh từ Lào, Campuchia đều phải cách ly tập trung 14 ngày.

Hiện tại, vẫn có nhiều khác biệt giữa các địa phương trong việc giải thích Chỉ Thị 16 và việc các doanh nghiệp cần làm gì để tuân thủ Chỉ Thị này. Do đó, vào ngày 03 tháng 4 năm 2020, Văn Phòng Chính Phủ đã ban hành Công Văn số 2601/VPCP-KGVX hướng dẫn chi tiết về việc thực hiện Chỉ Thị 16 liên quan đến các nguyên tắc cách ly xã hội trong 14 ngày.

Một số nội dung chính của Công Văn gồm:

  • Các nhà máy và đơn vị sản xuất, giao thông, công trường, và các tổ chức cung cấp hàng hóa và dịch vụ thiết yếu – thực phẩm, thuốc, dầu khí, tiện ích, năng lượng, v.v. – vẫn sẽ hoạt động bình thường;
  • Ngân hàng, kho bạc, sàn giao dịch chứng khoán và các dịch vụ khác liên quan trực tiếp đến hoạt động ngân hàng và doanh nghiệp – hoạt động công chứng, luật sư, đăng ký hoặc thực hiệc giao dịch bảo đảm – cũng được phép hoạt động;
  • Bưu điện, dịch vụ giao nhận, dịch vụ tang lễ và dịch vụ chăm sóc sức khỏe vẫn có thể hoạt động;
    • Công Văn cũng lưu ý rằng chính quyền từng tỉnh, thành phố có thể, theo quyết định của mình, ban hành danh sách những dịch vụ và hoạt động cần được tạm thời đóng cửa.

Mặc dù văn bản trên không phải là một hướng dẫn đầy đủ nhất về Chỉ Thị 16, văn bản này đã khẳng định rõ ràng hơn rằng Chỉ Thị 16 trên thực tế không yêu cầu thực hiện biện pháp phong tỏa.

2| Thông báo hỏa tốc của Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam về việc áp dụng các quy định của pháp luật về thời hạn trong bối cảnh dịch bùng phát virut corona

Vào ngày 31 tháng 3 năm 2020, Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam (Cục SHTT) đã ban hành Thông báo hỏa tốc số 5277/TB-SHTT (“Thông Báo 5277“) về việc áp dụng các biện pháp liên quan đến gia hạn thời hạn cho các thủ tục thiết lập quyền sở hữu công nghiệp bị ảnh hưởng bởi sự bùng phát COVID-19 cũng như đưa ra một số hướng dẫn về thực hiện các giao dịch giữa Cục SHTT và người nộp đơn trong giai đoạn này, cụ thể:

  • Mọi thủ tục đến hạn nằm trong khoảng thời gian kể từ ngày 30 tháng 3 năm 2020 đến hết ngày 30 tháng 4 năm 2020 liên quan đến thời hạn của thủ tục xác lập quyền các đối tượng sở hữu công nghiệp tự động được gia hạn đến hết ngày 30 tháng 5 năm 2020. Cục SHTT giải thích thêm rằng việc gia hạn tự động sẽ áp dụng cho yêu cầu hưởng quyền ưu tiên, bổ sung tài liệu, phản hồi các quyết định/thông báo của Cục SHTT, duy trì, gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ, nộp các loại phí, lệ phí, nộp đơn khiếu nại.
  • Thời điểm bắt đầu nhận yêu cầu thẩm định nhanh PPH theo Thỏa thuận giữa Cục SHTT và Cơ quan Sáng chế Nhật Bản được bắt đầu từ ngày 04 tháng 5 năm 2020 thay cho ngày 01 tháng 4 năm 2020 theo các thông báo trước đây của Cục SHTT.
  • Kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2020, mọi giao dịch giữa Cục SHTT (bao gồm Văn phòng đại diện Cục SHTT tại Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh) và người nộp đơn chỉ được thực hiện thông qua dịch vụ bưu chính hoặc hệ thống nộp đơn trực tuyến cho đến khi có thông báo mới. Việc nộp phí và lệ phí của người nộp đơn được thực hiện thông qua dịch vụ bưu chính hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Cục SHTT tại Kho bạc nhà nước cho đến khi có thông báo mới. 

Tải Cập nhật pháp lý tại đây.

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn



    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site. Switch to a production site key to remove this banner.