Chính phủ siết chặt hơn các giao dịch giữa các doanh nghiệp có quan hệ liên kết

1. Chính phủ siết chặt hơn các giao dịch giữa các doanh nghiệp có quan hệ liên kết 

Vào ngày 05/11/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết thay thế cho Nghị định số 20/2017/NĐ-CP. Nghị định đã làm rõ các nguyên tắc phân tích, so sánh, lựa chọn đối tượng so sánh độc lập và các phương pháp xác định giá giao dịch liên kết.

Các giao dịch liên kết là các giao dịch mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận mua, bán, sử dụng chung nguồn lực như tài sản, vốn, lao động, chia sẻ chi phí giữa các bên có quan hệ liên kết, trừ các giao dịch kinh doanh đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh giá của Nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.

Bên cạnh đó, Nghị định bổ sung thêm các đối tượng sau được xem là các bên liên kết:

  • Hai doanh nghiệp được điều hành hoặc chịu sự kiểm soát về nhân sự, tài chính và hoạt động kinh doanh bởi các cá nhân thuộc một trong các mối quan hệ: vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột;
  • Doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế; vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế với cá nhân điều hành, kiểm soát doanh nghiệp hoặc với cá nhân thuộc trong một các mối quan hệ theo quy định trên.

Các chi phí của giao dịch liên kết không phù hợp với bản chất giao dịch độc lập hoặc không góp phần tạo ra doanh thu, thu nhập cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ.

Như vậy, các giao dịch của các bên liên kết, điển hình là các công ty mẹ, con cần xem xét các giao dịch hiện tại và thận trọng hơn trong các giao dịch trong tương lai để tránh trường hợp không được khấu trừ chi phí và tăng nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp phải đóng hàng năm.

Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 05/11/2020 có hiệu lực kể từ ngày 20/12/2020 và áp dụng từ kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020. 

2. Quyết định của Bộ Giao thông vận tải về khuyến khích dịch vụ logistics trong lĩnh vực hàng hải 

Quyết định 2094/QĐ-BGTVT của Bộ Giao Thông Vận Tải vừa được ban hành yêu cầu chú trọng phát triển dịch vụ logistics trong lĩnh vực hàng hải Việt Nam như sau:

– Hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư các cảng cạn theo quy hoạch được duyệt, tăng chất lượng dịch vụ logistics;

– Phối hợp với các bộ, địa phương liên quan trong việc hoàn thiện cơ chế, chính sách về đất đai phục vụ phát triển dịch vụ logistics và kiến nghị ưu tiên bố trí đủ quỹ đất cho các khu vực dịch vụ logistics sau cảng;

– Phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của dịch vụ logistics; cơ chế, chính sách tài chính đáp ứng nhu cầu phát triển dịch vụ logistics; và

– Triển khai hệ thống EDI – Hệ thống xử lý điện tử các thủ tục hành chính như: Thủ tục xin phép liên quan đến cảng (thông báo tàu đến/đi, thông báo sử dụng trang thiết bị neo đậu…) và hệ thống giao dịch điện tử tại cảng biển.

Quyết định có có hiệu lực kể từ ngày 06/11/2020.

3. Nghị Định mới yêu cầu bệnh viện tư nhân hạng I phải tổ chức hoạt động dược lâm sàng

Đây là nội dung tại Nghị định 131/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Theo đó, từ ngày 01/01/2021, cơ sở khám, chữa bệnh sau phải tổ chức hoạt động dược lâm sàng:

–  Cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân được xếp hạng tương đương với bệnh viện hạng I.

–  Bệnh viện, Viện có giường bệnh (gọi tắt là bệnh viện) gồm bệnh viện đa khoa, chuyên khoa từ hạng I trở lên trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các bộ, ngành khác được Bộ Y tế giao nhiệm vụ là tuyến cuối về chuyên môn kỹ thuật;

Nghị định 131/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021.    

Tải Cập nhật pháp lý tại đây.

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn



    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site. Switch to a production site key to remove this banner.