Chi tiết về quyền của cá nhân đối với dữ liệu của mình do tổ chức khác thu thập, quản lý - Apolat Legal

Chi tiết về quyền của cá nhân đối với dữ liệu của mình do tổ chức khác thu thập, quản lý

Hiện nay, bước vào thời đại công nghệ số, kèm theo đó là sự mở rộng và phát triển không ngừng của viễn thông, điện tử, việc quản lý và bảo vệ dữ liệu cá nhân là vô cùng quan trọng. Trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày cũng như kinh doanh, việc các tổ chức khác quản lý dữ liệu cá nhân là một hoạt động rất hay xảy ra, lúc đó, các cá nhân cần nắm rõ về quyền của mình đối với dữ liệu để có thể bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân. Hãy cùng tìm hiểu bài viết sau để tìm hiểu chi tiết về quyền của cá nhân đối với dữ liệu của mình do tổ chức khác thu thập, quản lý.

1. Tầm quan trọng của bảo vệ dữ liệu cá nhân

Đối với bất kỳ cá nhân, tổ chức nào, việc bảo vệ dữ liệu cá nhân là vô cùng quan trọng. Trên thực tế nếu để dữ liệu bị đánh cắp có thể gây ra tổn thất tài chính nặng nề. Chính vì vậy, cá nhân, tổ chức cần có những biện pháp bảo vệ triệt để nhằm ngăn chặn hành vi trộm cắp dữ liệu. Từ đó bảo vệ toàn vẹn dữ liệu, duy trì chi phí đảm bảo tối đa hiệu quả của bảo mật dữ liệu.

Việc bảo vệ dữ liệu cá nhân, phòng chống các hành vi xâm phạm dữ liệu cá nhân sẽ đem lại các lợi ích sau cho các cá nhân, tổ chức:

– Ngăn chặn hành vi trộm cắp dữ liệu.

– Bảo vệ toàn vẹn dữ liệu.

– Duy trì chi phí đảm bảo các yêu cầu về bảo mật dữ liệu.

– Bảo vệ quyền riêng tư.

– Tuân thủ các quy định pháp lý về bảo mật dữ liệu.

Chi tiết về quyền của cá nhân đối với dữ liệu của mình do tổ chức khác thu thập, quản lý
Bảo vệ dữ liệu cá nhân giúp bảo vệ tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức

2. Quyền của chủ thể dữ liệu

Để có thể bảo vệ dữ liệu cá nhân của mình, việc nắm rõ các quy định về dữ liệu cá nhân là một trong những hoạt động vô cùng quan trọng. Trong đó, việc hiểu rõ quyền của chủ thể dữ liệu chính là một trong các hoạt động tiên quyết trong việc bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Cụ thể, theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 13/2023/NĐ-CP ngày 17 tháng 04 năm 2023 của Chính Phủ, quyền của chủ thể dữ liệu trong quy định về dữ liệu cá nhân bao gồm: 

1. Quyền được biết

Chủ thể dữ liệu được biết về hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp luật có quy định khác.

2. Quyền đồng ý

Chủ thể dữ liệu được đồng ý hoặc không đồng ý cho phép xử lý dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp quy định tại Điều 17 Nghị định này.

3. Quyền truy cập

Chủ thể dữ liệu được truy cập để xem, chỉnh sửa hoặc yêu cầu chỉnh sửa dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp luật có quy định khác.

4. Quyền rút lại sự đồng ý

Chủ thể dữ liệu được quyền rút lại sự đồng ý của mình, trừ trường hợp luật có quy định khác.

5. Quyền xóa dữ liệu

Chủ thể dữ liệu được xóa hoặc yêu cầu xóa dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp luật có quy định khác.

6. Quyền hạn chế xử lý dữ liệu

  1. Chủ thể dữ liệu được yêu cầu hạn chế xử lý dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp luật có quy định khác;
  2. Việc hạn chế xử lý dữ liệu được thực hiện trong 72 giờ sau khi có yêu cầu của chủ thể dữ liệu, với toàn bộ dữ liệu cá nhân mà chủ thể dữ liệu yêu cầu hạn chế, trừ trường hợp luật có quy định khác.

7. Quyền cung cấp dữ liệu

Chủ thể dữ liệu được yêu cầu Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân cung cấp cho bản thân dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp luật có quy định khác.

8. Quyền phản đối xử lý dữ liệu

  1. Chủ thể dữ liệu được phản đối Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân xử lý dữ liệu cá nhân của mình nhằm ngăn chặn hoặc hạn chế tiết lộ dữ liệu cá nhân hoặc sử dụng cho mục đích quảng cáo, tiếp thị, trừ trường hợp luật có quy định khác;
  2. Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân thực hiện yêu cầu của chủ thể dữ liệu trong 72 giờ sau khi nhận được yêu cầu, trừ trường hợp luật có quy định khác.

9. Quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện

Chủ thể dữ liệu có quyền khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.

10. Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại

Chủ thể dữ liệu có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật khi xảy ra vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

11. Quyền tự bảo vệ

Chủ thể dữ liệu có quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác có liên quan và Nghị định này, hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện các phương thức bảo vệ quyền dân sự theo quy định tại Điều 11 Bộ luật Dân sự.

Cá nhân, tổ chức được phép thực hiện các quyền đối với dữ liệu cá nhân theo quy định pháp luật

3. Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu

Bên cạnh các quy định về quyền của chủ thể dữ liệu, trong quá trình bảo vệ dữ liệu cá nhân, sự đồng ý của chủ thể dữ liệu cũng là một trong những quy định quan trọng của quy định về dữ liệu cá nhân. Cụ thể, theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 13/2023/NĐ-CP ngày 17 tháng 04 năm 2023 của Chính Phủ, sự đồng ý của chủ thể dữ liệu trong quy định về dữ liệu cá nhân được quy định như sau: 

  1. Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu được áp dụng đối với tất cả các hoạt động trong quy trình xử lý dữ liệu cá nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.
  2. Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu chỉ có hiệu lực khi chủ thể dữ liệu tự nguyện và biết rõ các nội dung sau:
    1. Loại dữ liệu cá nhân được xử lý;
    2. Mục đích xử lý dữ liệu cá nhân;
    3. Tổ chức, cá nhân được xử lý dữ liệu cá nhân;
    4. Các quyền, nghĩa vụ của chủ thể dữ liệu.
  3. Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu phải được thể hiện rõ ràng, cụ thể bằng văn bản, giọng nói, đánh dấu vào ô đồng ý, cú pháp đồng ý qua tin nhắn, chọn các thiết lập kỹ thuật đồng ý hoặc qua một hành động khác thể hiện được điều này.
  4. Sự đồng ý phải được tiến hành cho cùng một mục đích. Khi có nhiều mục đích, Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân liệt kê các mục đích để chủ thể dữ liệu đồng ý với một hoặc nhiều mục đích nêu ra.
  5. Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu phải được thể hiện ở một định dạng có thể được in, sao chép bằng văn bản, bao gồm cả dưới dạng điện tử hoặc định dạng kiểm chứng được.
  6. Sự im lặng hoặc không phản hồi của chủ thể dữ liệu không được coi là sự đồng ý.
  7. Chủ thể dữ liệu có thể đồng ý một phần hoặc với điều kiện kèm theo.
  8. Đối với xử lý dữ liệu cá nhân nhạy cảm, chủ thể dữ liệu phải được thông báo rằng dữ liệu cần xử lý là dữ liệu cá nhân nhạy cảm.
  9. Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu có hiệu lực cho tới khi chủ thể dữ liệu có quyết định khác hoặc khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản.
  10. Trong trường hợp có tranh chấp, trách nhiệm chứng minh sự đồng ý của chủ thể dữ liệu thuộc về Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân.
  11. Thông qua việc ủy quyền theo quy định của Bộ luật Dân sự, tổ chức, cá nhân có thể thay mặt chủ thể dữ liệu thực hiện các thủ tục liên quan tới xử lý dữ liệu cá nhân của chủ thể dữ liệu với Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân trong trường hợp chủ thể dữ liệu đã biết rõ và đồng ý theo quy định tại khoản 3 Điều này, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Pháp luật đã có những quy định cụ thể về sự đồng ý của chủ thể dữ liệu trong quá trình sử dụng dữ liệu cá nhân

4. Quyền rút lại sự đồng ý xử lý dữ liệu

Bên cạnh việc đồng ý của chủ thể dữ liệu trong các quy định về dữ liệu cá nhân, chủ thể sở hữu dữ liệu cá nhân cũng có quyền rút lại sự đồng ý xử lý dữ liệu nhằm bảo vệ dữ liệu cá nhân của mình. Theo quy định về dữ liệu cá nhân, cụ thể là Điều 12 Nghị định số 13/2023/NĐ-CP ngày 17 tháng 04 năm 2023 của Chính Phủ, quyền rút lại sự đồng ý xử lý dữ liệu được quy định như sau:

  1. Việc rút lại sự đồng ý không ảnh hưởng đến tính hợp pháp của việc xử lý dữ liệu đã được đồng ý trước khi rút lại sự đồng ý.
  2. Việc rút lại sự đồng ý phải được thể hiện ở một định dạng có thể được in, sao chép bằng văn bản, bao gồm cả dưới dạng điện tử hoặc định dạng kiểm chứng được.
  3. Khi nhận yêu cầu rút lại sự đồng ý của chủ thể dữ liệu, Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân thông báo cho chủ thể dữ liệu về hậu quả, thiệt hại có thể xảy ra khi rút lại sự đồng ý.
  4. Sau khi thực hiện quy định tại khoản 2 Điều này, Bên Kiểm soát dữ liệu, Bên Xử lý dữ liệu, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu, Bên thứ ba phải ngừng và yêu cầu các tổ chức, cá nhân có liên quan ngừng xử lý dữ liệu của chủ thể dữ liệu đã rút lại sự đồng ý.

Cá nhân, tổ chức có quyền rút lại sự đồng ý xử lý dữ liệu theo quy định pháp luật (Nguồn: Freepik)

5. Khi nào thì có thể xử lý dữ liệu mà không cần sự đồng ý của chủ thể dữ liệu?

Theo quy định pháp luật nói chung và quy định về dữ liệu cá nhân nói riêng, nhằm bảo vệ dữ liệu cá nhân của chủ thể dữ liệu, pháp luật đã quy định, sẽ có  một số trường hợp có thể xử xử lý dữ liệu mà không cần sự đồng ý của chủ thể dữ liệu.

Cụ thể, theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 13/2023/NĐ-CP ngày 17 tháng 04 năm 2023 của Chính Phủ, có thể xử lý dữ liệu mà không cần sự đồng ý của chủ thể dữ liệu trong các trường hợp sau:

  1. Trong trường hợp khẩn cấp, cần xử lý ngay dữ liệu cá nhân có liên quan để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của chủ thể dữ liệu hoặc người khác. Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên thứ ba có trách nhiệm chứng minh trường hợp này.
  2. Việc công khai dữ liệu cá nhân theo quy định của luật.
  3. Việc xử lý dữ liệu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm; khi có nguy cơ đe dọa an ninh, quốc phòng nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp; phòng, chống bạo loạn, khủng bố, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật theo quy định của luật.
  4. Để thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng của chủ thể dữ liệu với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của luật.
  5. Phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước đã được quy định theo luật chuyên ngành.
Pháp luật đã có những quy định về các trường hợp có thể xử lý dữ liệu mà không cần sự đồng ý của chủ thể dữ liệu

6. Tư vấn bảo vệ quyền của cá nhân/tổ chức với hành vi thu thập, xử lý dữ liệu trái phép

Thành lập năm 2016, Apolat Legal là một hãng luật được cấp phép chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý đa dạng trên nhiều lĩnh vực chuyên môn và nhiều đối tượng khách hàng, từ trong nước đến nước ngoài. Công ty cam kết giải quyết các vấn đề pháp lý kinh doanh một cách triệt để và có lợi nhất cho nhiều khách hàng đa dạng trên toàn lãnh thổ Việt Nam. 

Đối với các vấn đề về dữ liệu cá nhân nói chung và đặc biệt là trong tư vấn bảo vệ quyền của cá nhân/tổ chức với hành vi thu thập, xử lý dữ liệu trái phép, với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, tri thức cùng với sự tận tâm của nghề, Apolat Legal luôn đảm bảo đem lại sự tư vấn và hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng.

Bên cạnh những kiến thức vững chắc về pháp luật, đội ngũ luật sư của Apolat Legal còn nắm vững những kiến thức về kinh tế, hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó nắm rõ được nhu cầu, vấn đề mà các doanh nghiệp gặp phải. Để từ đó, khi hỗ trợ khách hàng, Apolat Legal sẽ kết hợp cả giải pháp pháp lý và giải pháp kinh tế nhằm đem lại lợi ích tối ưu nhất cho khách hàng cả về pháp lý và kinh tế cũng như áp dụng hiệu quả vào nội bộ của từng doanh nghiệp.

Đặc biệt, với bề dày kinh nghiệm trong việc tư vấn bảo vệ quyền của cá nhân/tổ chức với hành vi thu thập, xử lý dữ liệu trái phép, Apolat Legal sẽ đưa ra những tư vấn chính xác và chi tiết nhất trong quá trình tư vấn, bảo vệ dữ liệu cá nhân cũng như đưa ra các phương án giải quyết, nhằm đảm bảo đầy đủ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức đối với các hành vi thu thập, xử lý dữ liệu trái phép.

Apolat Legal luôn đồng hành cùng quý khách hàng

Trên đây là những tư vấn chi tiết về quyền của cá nhân đối với dữ liệu của mình do tổ chức khác thu thập, quản lý của Apolat Legal đến với Quý độc giả. Hiện nay, trong lĩnh vực dữ liệu cá nhân nói chung và đặc biệt là trong việc bảo vệ dữ liệu cá nhân, việc nắm rõ các quy định về dữ liệu cá nhân là một trong những hoạt động vô cùng quan trọng.

Nếu gặp bất kỳ khó khăn, vướng mắc nào, quý độc giả có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ tư vấn pháp lý thường xuyên cho doanh nghiệp của Apolat Legal tại đây.

Khuyến cáo:

Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.

Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ của bài viết, vui lòng gửi email đến cs@apolatlegal.vn.

Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Sở hữu trí tuệ. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi Sở hữu trí tuệ và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com.

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn



    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site. Switch to a production site key to remove this banner.