Các yêu cầu cơ bản để bảo vệ người tiêu dùng trong nội dung của Hợp đồng bảo hiểm sức khỏe

1. Các yêu cầu cơ bản để bảo vệ người tiêu dùng trong nội dung của Hợp đồng bảo hiểm sức khỏe

Dự thảo Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều và biện pháp thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm, Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số yêu cầu mà Hợp đồng bảo hiểm sức khỏa phải đáp ứng để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Dự thảo nêu rõ, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe bao gồm các tài liệu: a) Quy tắc, điều khoản sản phẩm bảo hiểm; b) Tài liệu tóm tắt về các điều khoản bảo hiểm và các điểm cần lưu ý trong quy tắc, điều khoản sản phẩm bảo hiểm; c) Tài liệu giới thiệu sản phẩm; d) Tài liệu minh hoạ bán hàng của sản phẩm bảo hiểm nhân thọ; đ) Bộ hồ sơ yêu cầu bảo hiểm; e) Giấy chứng nhận bảo hiểm.

Doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm đối với các sai sót hoặc không thống nhất giữa các tài liệu trong hợp đồng bảo hiểm. Trường hợp có các nội dung không thống nhất giữa các tài liệu của hợp đồng bảo hiểm thì việc giải thích hợp đồng sẽ được thực hiện theo hướng có lợi hơn cho bên mua bảo hiểm.

Ngôn ngữ sử dụng trong quy tắc, điều khoản bảo hiểm phải chính xác, cách diễn đạt đơn giản, dễ hiểu, tránh nhiều cách hiểu khác nhau về cùng một điều khoản; các thuật ngữ chuyên môn cần được định nghĩa rõ trong quy tắc, điều khoản bảo hiểm.

Toàn bộ quy tắc điều khoản, biểu phí của sản phẩm bảo hiểm phải được công khai trên cổng thông tin điện tử của doanh nghiệp bảo hiểm.

Tài liệu giới thiệu sản phẩm do doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài xây dựng phải phản ánh trung thực các thông tin cơ bản tại quy tắc, điều khoản của sản phẩm bảo hiểm, nêu rõ các quyền lợi bảo hiểm và loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, không được cung cấp các thông tin không rõ ràng, tạo cho bên mua bảo hiểm những kỳ vọng và hiểu lầm về những quyền lợi của sản phẩm.

2. Dự thảo điều kiện hoạt động cơ sở thẩm mỹ

Bộ Y tế đề xuất điều kiện chung để cấp giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Theo dự thảo, cơ sở dịch vụ thẩm mỹ không thuộc loại hình phải có giấy phép hoạt động nhưng phải có văn bản thông báo đáp ứng đủ điều kiện cung cấp dịch vụ thẩm mỹ theo mẫu gửi về Sở Y tế nơi đặt trụ sở trước khi hoạt động.

Các dịch vụ thẩm mỹ có sử dụng thuốc, các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người làm thay đổi màu sắc da, hình dạng, cân nặng, khiếm khuyết của các bộ phận trên cơ thể (da, mũi, mắt, môi, khuôn mặt, ngực, bụng, mông và các bộ phận khác trên cơ thể người), xăm, phun, thêu trên da có sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm chỉ được thực hiện tại bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ hoặc phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn về chuyên khoa thẩm mỹ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Tải bản tin pháp lý tại đây.

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn



    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site. Switch to a production site key to remove this banner.