Bộ Công Thương dự thảo Nghị định mới về kinh doanh xuất khẩu gạo

Quá trình triển khai Nghị định 107/2018/NĐ-CP mặc dù đã phát huy hiệu quả và góp phần hoàn thiện khung pháp lý về kiểm soát xuất khẩu gạo nhưng vẫn còn một số điểm cần thay đổi để phù hợp với thực tiễn. Chẳng hạn, quy định về ủy thác xuất khẩu, quy định về kiểm tra điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo, quy định về chế độ báo cáo số liệu thống kê hợp đồng xuất khẩu hay quy định về thực hiện hợp đồng xuất – nhập khẩu gạo… vẫn chưa phù hợp với tình hình kinh doanh. Với mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực và bình ổn thị trường nội địa, một nghị định mới hoàn chỉnh hơn là điều cần thiết.

Nhiều thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo chưa nghiêm túc báo cáo tình hình kinh doanh. Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 24 Nghị định số 107/2018/NĐ-CP quy định thương nhân thực hiện báo cáo định kỳ hàng quý, hàng năm về tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo, thực tế tồn kho. Tuy nhiên, nhiều thương nhân đã không báo cáo, báo cáo không đầy đủ nội dung, có báo cáo nhưng không thường xuyên… gây rất nhiều khó khăn cho công tác điều hành xuất khẩu gạo.

Quy định về kiểm tra điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo tại Điều 5 Nghị định số 107/2018/NĐ-CP cũng cần sửa đổi. Điều 5 Nghị định quy định Sở Công Thương địa phương chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan liên quan tổ chức hậu kiểm kho chứa, cơ sở xay, xát thóc, gạo sau khi thương nhân được cấp Giấy chứng nhận. Do đó, khi thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo có thể kê khai kho chứa, cơ sở xay xát thóc gạo tại nhiều địa phương để được cấp Giấy chứng nhận thì rất khó để xác định là Sở Công Thương tại tỉnh/thành phố nào sẽ chủ trì hậu kiểm; dẫn đến chậm tiến hành hậu kiểm. Đồng thời, việc duy trì điều kiện kinh doanh của các thương nhân rất khó giám sát, báo cáo kịp thời. Đặc biệt là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng cháy, chữa cháy…

Ngoài ra, Nghị định số 107/2018/NĐ-CP đã bỏ ngõ điều khoản quy định về ủy thác xuất khẩu. Nghị định cần bổ sung quy định nhận ủy thác xuất khẩu gạo đối với kinh doanh xuất khẩu gạo để tạo sự công bằng cho tất cả các thương nhân.

Nhằm kịp thời khắc phục những vướng mắc, bất cập nêu trên, Chính phủ cần xây dựng, ban hành một Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 107/2018/NĐ-CP để hoàn thiện khung pháp lý. Nghị định sửa đổi, bổ sung này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy phát triển ngành sản xuất; giúp xuất khẩu gạo ổn định, bền vững, hiệu quả; nâng cao năng lực, sức canh tranh của ngành hàng trên trường quốc tế, góp phần nâng cao thu nhập và đời sống của người nông dân, hiệu quả kinh doanh xuất khẩu gạo và cơ chế quản lý, điều hành xuất khẩu gạo đáp ứng yêu cầu thực tiễn hiện nay.

Tải Bản tin pháp lý tại đây.

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn



    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site. Switch to a production site key to remove this banner.