Sử dụng lao động nước ngoài trong bối cảnh bùng phát dịch do vi rút Corona

Dịch bệnh Corona 2019-nCov (Covid-19) được phát hiện đầu tiên vào tháng 12 năm 2019 tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc và hiện tại đã lan rộng ra nhiều nước trên thế giới như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Mỹ, Italia, Pháp, Iran… Tính đến ngày 28/02/2020, số ca nhiễm đã trên 83.374 người và số người tử vong là 2.858 người; tại Việt Nam, số ca nhiễm được ghi nhận đã lên con số 16 nhưng tính đến thời điểm hiện tại tất cả bệnh nhân dương tính với Covid-19 đã hoàn toàn được chữa khỏi.

Dịch bệnh Covid-19 đã gây ra thiệt hại vô cùng to lớn không chỉ về người mà còn mà còn ảnh hưởng xấu đến kinh tế của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Chính Phủ Việt Nam đã đưa ra và áp dụng nhiều biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh để hạn chế tối đa sự lây lan dịch bệnh, đặc biệt là các biện pháp cách ly và ngăn chặn người đến từ các vùng có dịch bệnh. Mới đây, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã ban hành công điện số 01/CĐ-LĐTBXH ngày 02/02/2020 về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Cụ thể, một số nội dung đáng chú ý như sau:

Thứ nhất, yêu cầu các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động là người nước ngoài tại các địa phương tạm dừng tiếp nhận lao động từ Trung Quốc về quê ăn Tết quay trở lại Việt Nam làm việc và lao động là người nước ngoài di chuyển qua các vùng dịch trong thời gian công bố dịch bệnh nCoV. Trong trường hợp đã tiếp nhận trở lại thì doanh nghiệp phải báo cáo danh sách những lao động của doanh nghiệp vừa trở về Việt Nam từ Trung Quốc cùng với những thông tin cần thiết theo yêu cầu, thực hiện các biện pháp cách ly tại nơi ở và nơi làm việc theo hướng dẫn của cơ quan y tế, đồng thời theo dõi, kiểm tra sức khỏe trong vòng 14 ngày kể từ ngày nhập cảnh Việt Nam. Hiện nay hàng loạt nơi cách ly được thành lập tiêu biểu là ở Vĩnh Phúc, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương,… những nơi có đông người lao động là người Trung Quốc. Ngoài ra, trước tình hình dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp tại Hàn Quốc, các địa phương hiện nay cũng đã siết chặt các biện pháp cách ly đối với người Hàn Quốc đến từ vùng có dịch bệnh. Bên cạnh đó, các Sở Lao động Thương Binh và Xã hội cũng thường xuyên cập nhật báo cáo về tình hình lao động nước ngoài tại địa phương của mình tới Bộ Lao động Thương binh và Xã hội bao gồm số lao động nước ngoài về quê ăn Tết, số đi qua vùng có dịch, số đã quay trở lại Việt Nam,…

Thứ hai, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Cục Việc làm và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế các địa phương tạm dừng cấp giấy phép lao động mới cho lao động nước ngoài đến từ các vùng có dịch trong thời gian Việt Nam công bố dịch bệnh Covid-19. Theo quy định trên, các lao động đến từ các vùng dịch của Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hong Kong, Đài Loan,… tạm thời sẽ không được cấp giấy phép lao động cho đến khi có quyết định mới được ban ra (điều này phụ thuộc vào tình hình kiểm soát và đẩy lùi dịch bệnh của Việt Nam và các nước khác).

Nhìn chung, chính phủ Việt Nam đã nỗ lực hết sức trong việc kiểm soát sự lây lan của Covid-19 khi tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa ghi nhận trường hợp nào tử vong vì dịch bệnh Covid-19 cũng như các trường hợp mắc phải đã đều được chữa trị khỏi. Mới đây, Trung tâm Kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) đã loại Việt Nam khỏi danh sách “Các nước có biểu hiện virus lây lan trong cộng đồng”. Đây là một tín hiệu đáng mừng và tạo điều kiện thuận lợi để phục hồi kinh tế sau những tổn thất mà Covid-19 gây ra.

Tuy nhiên, với những quy định được ban hành trong công điện của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng lao động người nước ngoài (đến từ vùng dịch) cũng như các lao động người nước ngoài muốn quay lại Việt Nam làm việc hay xin cấp giấy phép lao động, thẻ tạm trú sẽ gặp bất lợi rất lớn, cụ thể như sau:

Thứ nhất, việc tạm dừng cấp giấy phép lao động mới cho lao động nước ngoài đến từ các vùng có dịch trong thời gian Việt Nam công bố dịch bệnh Covid-19 sẽ ảnh hưởng rất lớn với tình hình hoạt động kinh doanh và bố trí nhân sự của các doanh nghiệp. Ngoài ra, đối với một số doanh nghiệp thì người lao động nước ngoài còn nắm một số vị trí chủ chốt trong công ty như người quản lý, chuyên gia,… Hơn nữa, việc không xin được giấy phép lao động sẽ kéo theo việc không xin được thẻ tạm trú vì giấy phép lao động là một trong những thành phần hồ sơ để xin thẻ tạm trú cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Nếu việc tạm dừng cấp giấy phép lao động trên kéo dài thì sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Thứ hai, việc tạm dừng các lao động từ Trung Quốc trở lại Việt Nam làm việc và lao động là người nước ngoài di chuyển qua các vùng dịch trong thời gian công bố dịch bệnh Covid-19 đã gây ra một sự thiếu hụt nguồn lao động nước ngoài rất lớn cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sử dụng nguồn lao động là người nước ngoài lớn (đặc biệt là Trung Quốc) sẽ ở trong tình trạng thiếu nhận lực phục vụ cho hoạt động kinh doanh, sản xuất. Ngoài ra, đối với người lao động là người giữ chức vụ quan trọng, người quản lý trong công ty như giám đốc, kế toán trưởng,… thì việc công ty thiếu vắng họ có thể gây ra tình trạng bất ổn, không có người quản lý. Ví dụ, để được lệnh chi tiền trả lương hàng tháng cho người lao động, doanh nghiệp cần phải có chữ ký của giám đốc thì nếu vị giám đốc đó không tới được Việt Nam hay bị cách ly thì sẽ gây ra sự hoang mang cho người lao động làm việc tại công ty,…

Tóm lại, hậu quả của Covid-19 gây ra cho sức khỏe, tính mạng của con người cũng như nên kinh tế là vô cùng to lớn. Do đó, để góp phần nhanh chống đẩy lùi được dịch bệnh này cần sự chung tay đóng góp của mỗi người thông qua việc tuân thủ các hướng dẫn của Bộ y tế, thông báo cho cơ quan nhà nước khi phát hiện có trường hợp đáng nghi và tuân thủ các quy định về cách ly.

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn



    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site.