Lưu ý về vấn đề sở hữu trí tuệ trong hợp đồng nhượng quyền thương mại

Quyền sở hữu trí tuệ là một khía cạnh cực kỳ quan trọng của bất kỳ hợp đồng nhượng quyền thương mại nào. Lợi ích chính của một hệ thống nhượng quyền thương mại xuất phát từ việc một bên có thể sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu của bên khác và tận dụng tính ưu thế về hệ thống, mức độ nhận diện của một dấu hiệu thương mại đã có chỗ đứng nhất định trên một thị trường.

Hầu hết các bên nhượng quyền sẽ nêu rõ các giới hạn được đặt ra đối với từng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng thông tin độc quyền sẽ chuyển giao theo hợp đồng nhượng quyền. Về phía các bên nhận nhượng quyền, nội dung bên nhận nhượng quyền cần lưu ý là quyền mà họ sẽ nhận và giới hạn của chúng đến đâu trong suốt thời hạn của hợp đồng nhượng quyền. Quyền của bên nhận quyền đối với các thương hiệu, công nghệ, quy trình cải tiến trong thời hạn hợp đồng nhượng quyền cũng cần được các bên lưu tâm thỏa thuận ngay từ đầu.

Pháp luật của một số quốc gia yêu cầu bên nhượng quyền phải là chủ sở hữu hoặc có quyền hợp pháp đối với việc sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu hoặc dấu hiệu phân biệt của hệ thống nhượng quyền. Theo đó, nếu bên nhượng quyền không phải là chủ sở hữu của các nhãn hiệu được sử dụng trong kinh doanh nhượng quyền thì cần phải có một thỏa thuận cấp phép giữa chủ sở hữu và bên nhượng quyền. Thỏa thuận cấp phép đó phải là độc quyền bởi vì nếu không, các bên nhận quyền sẽ phải cạnh tranh với các bên thứ ba sử dụng cùng một nhãn hiệu, tên thương mại. Chủ sở hữu nhãn hiệu cũng không nên được phép chấm dứt việc cấp phép sử dụng nhãn hiệu mà không có lý do chính đáng. Tốt nhất, bên nhượng quyền nên là chủ sở hữu của các nhãn hiệu và các tài sản trí tuệ được cấp phép theo hệ thống nhượng quyền.

Xem thêm: Phân biệt Hợp đồng nhượng quyền thương mại và Hợp đồng li-xăng

Ngoài ra, điều quan trọng là Bên nhượng quyền phải đăng ký bảo hộ đối với nhãn hiệu nhượng quyền của mình trong khu vực nhượng quyền vì việc bảo hộ ký nhãn hiệu có tính chất lãnh thổ. Việc đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ cung cấp cho Bên nhượng quyền quyền độc quyền sử dụng nhãn hiệu của mình. Thực tiễn cho thấy có một số hệ thống nhượng quyền, như Burger King, khi mở rộng hệ thống nhượng quyền sang các nước đã phát hiện nhãn hiệu của họ đã được đăng ký bởi một bên thứ ba khác không liên quan. Khi đó, bên nhượng quyền sẽ phải tiêu tốn thời gian, công sức và chi phí để có thể có được quyền sở hữu nhãn hiệu, trong kịch bản tốt và may mắn.

Khuyến cáo: Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý nào. Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Sở hữu trí tuệ. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi tại đây và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com.

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn

    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site.