Lưu ý về quyền sở hữu trí tuệ trong hợp đồng lao động

Khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, một doanh nghiệp dù có quy mô lớn hay nhỏ ít nhiều đều liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Tài sản sở hữu trí tuệ đây được là một tài sản có giá trị lớn, ảnh hưởng đến sự tồn tại của chính doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và lưu thông hàng hóa như nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, bí mật kinh doanh, quyền tác giả chương trình phần mềm máy tính,…Nhằm chủ động ngăn ngừa và bảo vệ tài sản quý giá ấy, người lao động là một trong những đối tượng mà doanh nghiệp cần cân nhắc thận trọng bởi khi quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp bị xâm phạm, đặc biệt do người lao động tiết lộ, có thể gây thiệt hại lớn tới doanh nghiệp.

 sở hữu trí tuệ

Trước khi chính thức ký kết hợp đồng lao động, doanh nghiệp nên cân nhắc đến một số vấn đề sau:

1. Thỏa thuận ký kết hợp đồng/thỏa thuận với người lao động để xác định quyền sở hữu các đối tượng của sở hữu trí tuệ

Nội dung hợp đồng chủ yếu xác định mọi đối tượng sở hữu trí tuệ mà người lao động tạo ra trong thời gian làm việc tại doanh nghiệp, liên quan đến công việc đang làm thì tài sản sở hữu trí tuệ được tạo ra được xem như là tài sản của doanh nghiệp và doanh nghiệp là chủ sở hữu đương nhiên của các tài sản sở hữu trí tuệ đó.

2. Thỏa thuận ký kết hợp đồng/thỏa thuận bảo mật thông tin

  • Thỏa thuận bảo mật thông tin là một dạng thỏa thuận giữa NSDLĐ và NLĐ, trong đó NLĐ cam kết không tiết lộ các bí mật, chiến lược, thông tin kinh doanh,… với bất kỳ ai nếu không được sự đồng ý của doanh nghiệp. Mục đích của thỏa thuận này là nhằm ngăn chặn và bảo vệ các thông tin của doanh nghiệp.
  • Nội dung thỏa thuận bảo mật thông tin là cơ sở yêu cầu người lao động trách nhiệm trước pháp luật và phải chịu trách nhiệm trong trường hợp do hành vi tiết lộ bí mật của người lao động gây ra. Thỏa thuận đó có giá trị ràng buộc ngay cả khi người lao động không còn làm việc cho doanh nghiệp.

3. Thỏa thuận ký kết điều khoản hạn chế cạnh tranh

Điều khoản hạn chế cạnh tranh là loại điều khoản thỏa thuận giữa các bên trong HĐLĐ mà theo đó NLĐ đưa ra cam kết và phải tuân thủ những giới hạn về việc tìm việc làm mới trong một giới hạn về thời gian, không gian, lĩnh vực để bảo vệ bí mật công nghệ, kinh doanh cho NSDLĐ và dự kiến cả hậu quả pháp lý trong trường hợp NLĐ vi phạm cam kết này. Điều khoản này nhằm ràng buộc người lao động sau khi nghỉ việc không được làm việc cho các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp trong một thời hạn nhất định, đặc biệt là đối với những người lao động ở cấp quản lý.

4. Thỏa thuận bảo mật và tiếp cận dữ liệu được lưu trữ trên các phương thức điện tử

Doanh nghiệp nên xây dựng các quy định/chính sách về liên lạc bằng các phương thức điện tử trong nội bộ nhằm xác định rõ ràng là toàn bộ các thông tin dữ liệu, bao gồm toàn bộ thư điện tử, dữ liệu mà người lao động được phép tiếp cận là tài sản của doanh nghiệp. Người lao động được yêu cầu phải tuân thủ và chủ động hợp tác để cho doanh nghiệp kiểm soát, truy xuất thông tin. Điều này giúp doanh nghiệp bảo vệ các thông tin tài liệu dưới dạng dữ liệu điện tử, truy xuất thông tin và ngăn ngừa người lao động có tiết lộ thông tin là tài sản được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp qua các phương thức điện tử.

Khuyến cáo: Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý nào. Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Sở hữu trí tuệ. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi tại đây và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn

    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site.