Kiểm soát tập trung kinh tế theo pháp luật cạnh tranh (phần 2)

2. Quy định của pháp luật cạnh tranh Việt Nam

2.1. Chế định kiểm soát tập trung kinh tế theo Luật cạnh tranh 2018

LCT 2018 được thiết kế trong sự thừa nhận rằng, TTKT là “quyền tự nhiên” của DN nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của DN. Dù vậy, chính sách kiểm soát TTKT đều nhằm mục đích đảm bảo các hoạt động TTKT không gây ra hoặc không tiềm ẩn nguy cơ gây ra tác động tiêu cực tới hoạt động cạnh tranh trên thị trường, bảo vệ sự hiệu quả của nền kinh tế thị trường, từ đó bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. Trong bài viết này, tác giả chỉ đi sâu, phân tích các quy định về kiểm soát TTKT có tính chất tiền kiểm, nhằm ngăn chặn các vụ việc sáp nhập có khả năng làm phương hại tới cạnh tranh là “Thông báo TTKT theo ngưỡng”. Ngoài ra, còn các quy định điều chỉnh hành vi thoả thuận HCCT và hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường lại mang tính tính hậu kiểm, xử lý các hành vi làm phương hại tới cạnh tranh trên thị trường, bao gồm: Thẩm định TTKT; Quyết định về việc TTKT; Xử phạt và biện pháp khắc phục đối với vi phạm về TTKT; Xử lý vụ việc cạnh tranh về TTKT thông qua tố tụng cạnh tranh.

2.2 Thông báo TTKT theo ngưỡng 

Ngưỡng thông báo TTKT theo LCT 2018 được xác định dựa trên các tiêu chí: Tổng tài sản trên thị trường Việt Nam của DN tham gia tập trung kinh tế; Tổng doanh thu trên thị trường Việt Nam của DN tham gia tập trung kinh tế; Giá trị giao dịch của tập trung kinh tế; Thị phần kết hợp trên thị trường liên quan của DN tham gia tập trung kinh tế

Theo quy định của Nghị định 35/2020/NĐ-CP, ngưỡng thông báo TTKT được quy định tóm tắt như trong bảng dưới đây:

Lĩnh vực Tổng tài sản Tổng doanh thu Giá trị giao dịch Thị phần hợp nhất
Tất cả các doanh nghiệp

(trừ các doanh nghiệp là Tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bảo hiểm,

Đạt 3.000 tỷ đồng trở lên Đạt 3.000 tỷ đồng trở lên Đạt 1.000 tỷ đồng trở lên Từ 20 % trở lên trên thị trường liên quan
Doanh nghiệp bảo hiểm Đạt 15.000 tỷ đồng trở lên Đạt 10.000 tỷ đồng trở lên Đạt 3.000 tỷ đồng trở lên Từ 20% trở lên trên thị trường liên quan
Doanh nghiệp chứng khoán Đạt 15.000 tỷ đồng trở lên Đạt 3.000 tỷ đồng trở lên Đạt 3.000 tỷ đồng trở lên Từ 20% trở lên trên thị trường liên quan
Doanh nghiệp Tổ chức tín dụng Đạt từ 20% trở lên trên tổng tài sản của hệ thống các tổ chức tín dụng trên thị trường Việt Nam Đạt từ 20% trở lên trên tổng doanh thu của hệ thống các tổ chức tín dụng trên thị trường Việt Nam Từ 20% trên tổng vốn điều lệ của hệ thống các tổ chức tín dụng Từ 20% trở lên trên thị trường liên quan

 

Các trường hợp TTKT được phân chia thành 3 nhóm sau:

2.2.1 Trường hợp TTKT được tự do thực hiện

Căn cứ Khoản 1 Điều 13 Nghị định 35/2020/NĐ-CP các trường hợp TTKT có tổng tài sản/tổng doanh thu bán ra hoặc doanh số mua vào trên thị trường Việt Nam của DN hoặc nhóm DN liên kết mà DN đó là thành viên dưới 3.000 tỷ đồng trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện TTKT; trường hợp TTKT có giá trị giao dịch dưới 1.000 tỷ đồng; trường hợp TTKT mà các DN dự định tham gia TTKT có thị phần kết hợp dưới 20% trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề năm dự kiến thực hiện TTKT thì không bị cấm và cũng không có nghĩa vụ phải thực hiện thủ tục thông báo TTKT cho UBCTQG. 

Khi áp dụng trên thực tế, quy định về ngưỡng thông báo nêu trên mang lại một số bất cập và giới hạn tối đa những trường hợp được tự do TTKT. Ví dụ, một DN chỉ cần thuộc trong nhóm DN liên kết (tổng tài sản của nhóm DN này đạt từ 3.000 tỷ đồng trở lên trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện giao dịch TTKT) thì khi DN đó dự định thực hiện bất kì hành vi TTKT nào cũng đều phải gửi hồ sơ thông báo TTKT đến UBCTQG cho dù giao dịch có giá trị 1.000 tỷ đồng hay 01 tỷ đồng, cho dù các bên tham gia giao dịch TTKT đó có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan là 20% hay 01%. Như vậy, có thể thấy mặc dù có những trường hợp mà thị phần trên thị trường liên quan của các DN tham gia giao dịch rất nhỏ, hầu như không có khả năng thâu tóm hoặc nguy cơ gây lũng đoạn thị trường nhưng vẫn thuộc diện bắt buộc thông báo TTKT. Việc thực hiện hồ sơ thông báo phức tạp cùng với việc thời gian tiến hành thẩm định sơ bộ hồ sơ thông báo và có xác nhận về việc được phép hay không được phép thực hiện giao dịch TTKT khá dài (30 ngày), kéo theo thời gian thực hiện giao dịch cũng sẽ kéo dài đã tạo ra tâm lý lo ngại cho các DN có dự định thực hiện giao dịch TTKT, nhất là những DN có ý định mở rộng đầu tư sang ngành nghề, lĩnh vực mới.

2.2.2 Trường hợp TTKT được xem xét chấp nhận 

Các trường hợp TTKT có tổng tài sản/tổng doanh thu bán ra hoặc doanh số mua vào trên thị trường Việt Nam của DN hoặc nhóm DN liên kết mà DN đó là thành viên đạt từ 3.000 tỷ đồng trở lên trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện TTKT; trường hợp TTKT có giá trị giao dịch dưới đạt từ 1.000 tỷ đồng trở lên; trường hợp TTKT mà các DN dự định tham gia TTKT có thị phần kết hợp đạt từ 20% trở lên trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề năm dự kiến thực hiện TTKT là các trường hợp được xem xét chấp thuận TTKT, và có nghĩa vụ thông báo TTKT cho UBCTQG.

Theo đó, UBCTQG sẽ thẩm định việc TTKT dựa trên các nội dung bao gồm thị phần, mức độ tập trung trên thị trường liên quan trước và sau khi TTKT, mối quan hệ của các DN tham gia TTKT, từ đó đưa ra đánh giá tổng hợp khả năng tác động hạn chế cạnh tranh và khả năng tác động tích cực của TTKT để làm cơ sở quyết định về việc TTKT.

Trong trường hợp được quyết định chấp nhận cho TTKT, các bên có thể phải chịu các điều kiện sau khi TTKT, hay còn gọi là TTKT có điều kiện. Các điều kiện áp dụng đối với các giao dịch TTKT trong trường hợp này bao gồm:

2.2.3 Trường hợp TTKT bị cấm

Như đã đề cập ở trên, pháp luật cạnh tranh Việt Nam thừa nhận TTKT là một quyền hợp pháp của DN. Tuy nhiên, xét đến khía cạnh mặt trái của cạnh tranh, nhà nước đưa ra khung pháp lý về những hành vi TTKT bị cấm trong một số trường hợp mà hành vi TTKT có tác động hoặc khả năng tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường, hay nói cách khác làm suy giảm tính “hoàn hảo” của thị trường cạnh tranh. 

Các yếu tố được sử dụng để đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của việc TTKT bao gồm: Thị phần kết hợp của các DN tham gia TTKT trên thị trường liên quan; Mức độ tập trung trên thị trường liên quan trước và sau khi TTKT; Mối quan hệ của các DN tham gia TTKT trong chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định hoặc ngành, nghề kinh doanh của các DN tham gia TTKT là đầu vào của nhau hoặc bổ trợ cho nhau; Lợi thế cạnh tranh do TTKT mang lại trên thị trường liên quan; Khả năng DN sau TTKT tăng giá hoặc tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu một cách đáng kể; Khả năng DN sau TTKT loại bỏ hoặc ngăn cản DN khác gia nhập hoặc mở rộng thị trường; Yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực mà các DN tham gia TTKT.

Trong quá trình thông báo TTKT, sau khi việc TTKT được thẩm định sơ bộ, trường hợp TTKT thuộc trường hợp phải thẩm định chính thức theo quy định tại Khoản 4 Điều 14 Nghị định 35/2020/NĐ-CP phải nộp hồ sơ và thông qua bước thẩm định chính thức. Sau khi kết thúc thẩm định chính thức việc TTKT, UBCTQG ra quyết định về: (i) Việc tập trung kinh tế thuộc hay không thuộc trường hợp tập trung kinh tế bị cấm quy định tại Điều 30 Luật Cạnh tranh; (ii) Đưa ra một số điều kiện buộc DN thực hiện trước khi TTKT nhằm đảm bảo môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực DN thực hiện TTKT; 

Có thể thấy, việc đưa vào luật các tiêu chí cụ thể để xác định ngưỡng thông báo như tác giả vừa phân tích, đem lại được sự sàng lọc chuẩn xác hơn đối với những trường hợp TTKT có khả năng tác động tiêu cực đến cạnh tranh. Ngoài ra, điều này còn làm tăng sự chủ động của doanh nghiệp trong việc tự đánh giá và thực hiện thủ tục thông báo với cơ quan nhà nước cũng như đã trao cho cơ quan nhà nước quyền đánh giá tác động cạnh tranh của việc TTKT.

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn



    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site.