Đăng ký nhãn hiệu tại Indonesia

Việc đăng ký nhãn hiệu tại Indonesia được quy định bởi Luật nhãn hiệu số 15 năm 2001 bởi  Cục Sở hữu trí tuệ (DGIP). Chính phủ Indonesia gần đây đã sửa đổi, bổ sung Luật Nhãn hiệu 2001 và thông qua Luật Nhãn hiệu và Chỉ dẫn địa lý mới số 20 vào ngày 17 tháng 10 năm 2016. Luật nhãn hiệu mới này sẽ có phạm vi bảo hộ nhãn hiệu rộng hơn cũng như đơn giản hóa quy trình đăng ký nhãn hiệu của chủ sở đơn (“Luật Nhãn hiệu”).  

Theo Luật Nhãn hiệu, một “nhãn hiệu” sẽ được tạo thành bởi một dấu hiệu dưới dạng từ ngữ, các con số, chữ cái, màu sắc, số liệu, thành phần, biểu tượng hoặc là một sự kết hợp các yếu tố nói trên nhằm phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ được sản xuất bởi một chủ thể này với chủ thể khác.

Quy trình đăng ký nhãn hiệu sẽ được thực hiện dựa trên Luật Nhãn hiệu mới như sau:

Đơn đăng ký

  • Thẩm định hình thức đơn trong 15 ngày làm việc;
  • Đơn đăng ký cần được thực hiện dưới dạng văn bản bằng Tiếng Indonesia;
  • Điền đầy đủ tên, địa chỉ và quốc tịch của chủ đơn;
  • Miêu tả và giải thích nhãn hiệu về thiết kế và màu sắc;
  • Thanh toán phí cho Cục SHTT Indonesia;
  • Các yêu cầu tối thiểu để xác định ngày nộp đơn.

Xem thêm: Đăng ký nhãn hiệu tại Lào.

Thẩm định nội dung 

  • Nếu không có sự phản đối trong thời gian công bố, đơn đăng ký sẽ bước vào giai đoạn thẩm định nội dung trong 150 ngày làm việc. Trong trường hợp cần thiết, Cục SHTT Indonesia cho phép thuê các chuyên gia bên ngoài để tiến hành thẩm định. Nếu có bất kỳ sự phản đối nào xảy ra, đơn đăng ký sẽ được kiểm tra đồng thời;
  • Việc thẩm định nội dung được thực hiện bởi một giám định được bổ nhiệm bởi Bộ trưởng Bộ Luật và Nhân quyền;
  • Thời gian thẩm định nội dung kéo dài không quá 9 (chín) tháng;
  • Đối với một đơn đăng ký có chứa các yếu tố có thể gây hiểu lầm về loại, chất lượng, mục đích sử dụng của hàng hóa/dịch vụ hoặc yếu tố đã được đăng ký bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu, yếu tố đó sẽ được coi là không thể bảo hộ;
  • Nếu mô tả về hàng hóa/dịch vụ không phù hợp với chất lượng hoặc hiệu quả của hàng hóa/dịch vụ, đơn đăng ký cũng không thể bảo hộ.

Chứng nhận

  • Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu vượt qua thành công quá trình thẩm định, Cục SHTT Indonesia sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký và công bố nhãn hiệu trên Công báo Nhãn hiệu chính thức;
  • Trong giai đoạn công bố, bất kỳ cá nhân hoặc pháp nhân nào cũng có thể gửi văn bản phản đối đến Cục SHTT Indonesia;
  • Trong trường hợp từ chối nhãn hiệu, Cục SHTT Indonesia sẽ tiến hành kiểm tra và điều tra lại trong 2 (hai) tháng.

Luật Nhãn hiệu cũng giới thiệu các loại nhãn hiệu mới có thể được bảo hộ theo quy định, bao gồm:

  • Nhãn hiệu 3 chiều;
  • Nhãn hiệu âm thanh;
  • Hình ba chiều tương phản.

Đăng ký nhãn hiệu quốc tế

Luật Nhãn hiệu mới ban hành quy định về quá trình đăng ký nhãn hiệu quốc tế. Quy trình này được thực hiện dựa trên cơ sở Hệ thống đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Nghị định thư Madrid – một hiệp ước quốc tế cho phép chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu ở bất kỳ quốc gia thành viên nào của Nghị định thư Madrid.

Xử lý vi phạm Luật Nhãn hiệu

Hiện tại, các hành vi vi phạm nhãn hiệu sẽ bị phạt với mức là 2 tỷ Rupiah. Trong trường hợp hậu quả vi phạm gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, môi trường hay sự sống, mức phạt sẽ là 5 tỷ Rupiah.

Xem thêm: Đăng ký nhãn hiệu tại Cambodia.

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn

    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site.