Thu phí cà thẻ của khách hàng, đúng hay sai?

Hiện nay, thanh toán bằng các hình thức không sử dụng tiền mặt gần như đã rất phổ biến trong hầu hết các giao dịch. So với một số phương thức thanh toán điện tử khác, thanh toán bằng thẻ ngân hàng thông qua máy cà thẻ vẫn là sự lựa chọn chủ yếu của nhiều chủ thể, đặc biệt từ phía người tiêu dùng trong các giao dịch mua bán, sử dụng dịch vụ.  

Một số trường hợp, khi thực hiện thanh toán thông qua máy quẹt thẻ khách hàng được yêu cầu phải thanh toán thêm một khoản phí gọi là “phí quẹt thẻ” bên cạnh phí hàng hóa, dịch vụ và VAT. Tuy nhiên, khoản phí này lại không được áp dụng đồng đều tại tất cả các cửa hàng chấp nhận thanh toán thẻ mà chỉ được yêu cầu tại một số cửa hàng. Điều này tạo nên sự thắc mắc đối với người tiêu dùng về việc liệu “phí quẹt thẻ” có là khoản phí bắt buộc theo quy định của pháp luật?  

Trong phạm vi bài viết này tác giả sẽ tập trung giải quyết thắc mắc trên thông qua việc phân tích và giải thích quy định của pháp luật Việt Nam.    

1. Định nghĩa về thiết bị chấp nhận thẻ 

Thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán bao gồm Point of Sale (viết tắt là POS), Mobile Point of Sale (viết tắt là mPOS) và các loại thiết bị chấp nhận thẻ khác là các loại thiết bị đọc thẻ, thiết bị đầu cuối được cài đặt và sử dụng tại các cửa hàng mà chủ thẻ có thể sử dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ.

Hiện tại, hầu hết các ngân hàng sẽ cung cấp miễn phí thiết bị chấp nhận thẻ cho các cửa hàng sử dụng dịch vụ thanh toán thẻ của ngân hàng đó. Đối với một số cửa hàng nhỏ không đủ kinh phí để sử dụng dịch vụ thẻ hoặc các trường hợp chỉ có nhu cầu sử dụng ngắn hạn để nhận thanh toán tại các hội chợ, sự kiện thì phương án thuê thiết bị chấp nhận thẻ trở thành phương án tối ưu và được lựa chọn.  

2. Quy định của pháp luật Việt Nam về thanh toán thẻ tại cửa hàng  

Để có thể nhận thanh toán hàng hóa, dịch vụ bằng thẻ, các cửa hàng cần ký kết hợp đồng thanh toán thẻ với tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài (“Tổ Chức Chấp Nhận Thẻ”) được thực hiện thanh toán thẻ theo quy định của pháp luật. Theo đó, hợp đồng thanh toán thẻ là thỏa thuận giữa Tổ Chức Chấp Nhận Thẻ với các cửa hàng hoặc với tổ chức thẻ quốc tế3, tổ chức chuyển mạch thẻ (nếu có) về việc chấp nhận thanh toán hàng hóa, dịch vụ bằng thẻ.

Sau khi đã giao kết hợp đồng thanh toán thẻ, các cửa hàng có nghĩa vụ phải tuân thủ đúng nội dung hợp đồng đã ký kết và có quyền yêu cầu Tổ Chức Chấp Nhận Thẻ thực hiện tra soát, khiếu nại đối với những giao dịch có sai sót hoặc nghi ngờ có sai sót và được yêu cầu bồi thường theo quy định của pháp luật. 

Thông thường đối với mỗi giao dịch thanh toán bằng thẻ thông qua máy POS, cửa hàng sẽ phải trả một khoản phí cho Tổ Chức Chấp Nhận Thẻ. Khoản phí này sẽ khác nhau ở mỗi tổ chức và thông thường dao động từ dưới 1% đến 2% trên mỗi giao dịch thanh toán bằng thẻ nội địa và từ 2%% đến 3% khi thanh toán bằng thẻ quốc tế.  

Việc phải thanh toán khoản phí quẹt thẻ phần nào ảnh hưởng đến lợi nhuận của các cửa hàng nên nhiều nơi đã nghĩ ra phương án chuyển trách nhiệm thanh toán khoản phí này cho khách hàng thông qua thu “phí quẹt thẻ”. Tuy nhiên, cần biết rằng khoản “phí quẹt thẻ” là hoàn toàn trái với quy định của pháp luật.  

Theo quy định tại Điều 23.1 Thông tư 19, các cửa hàng phải thực hiện niêm yết công khai về việc không phân biệt giá hoặc thu thêm tiền, phụ phí đối với các giao dịch thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng thẻ so với thanh toán bằng tiền mặt. Việc thu thêm “phí quẹt thẻ” của khách hàng là hành vi bị cấm theo quy Định tại Điều 8 Thông tư 19 và có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 50.000.000 VNĐ (đối với cá nhân) hoặc 100.000.000 VNĐ (đối với tổ chức) nếu hành vi vi phạm bị phát hiện. Ngoài việc bị phạt tiền, tổ chức/ cá nhân vi phạm còn có thể bị buộc nộp lại số tiền thu bất hợp pháp và/hoặc không được ký hợp đồng thanh toán với các tổ chức thanh toán thẻ khác trong thời gian chưa khắc phục xong vi phạm.

Mặc dù pháp luật Việt Nam đã có quy định khá rõ ràng về việc xử phạt đối với hành vi thu “phí quẹt thẻ” nhưng trên thực tế tình trạng trên vẫn còn xảy ra tương đối nhiều do một số khó khăn đến từ khả năng kiểm soát của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Do đó, người tiêu dùng cần đặc biệt lưu ý về vấn đề này để tranh bị mất tiền oan khi mua sắm và sử dụng dịch vụ tại các cửa hàng.  

Khuyến cáo: Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý nào. Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi tại đây và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com.

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn



    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site. Switch to a production site key to remove this banner.