Những vấn đề lưu ý khi xuất khẩu bia, rượu ra nước ngoài

Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp sản xuất bia, rượu tại Việt Nam có xu hướng gia tăng xuất khẩu sản phẩm trong nước ra nước ngoài. Đứng đầu trong các doanh nghiệp Việt Nam có thể kể đến SABECO, HABECO với các thị trường mũi nhọn như Mỹ, Nhật Bản, HongKong, Hàn Quốc, Anh, Thụy Điển,….Nối gót các “ông lớn” trong thị trường bia, rượu, rất nhiều các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực này cũng mong muốn đưa sản phẩm của mình ra thị trường nước ngoài để mở rộng và phát triển hơn. Do đó, trong bài viết này, Apolat Legal cung cấp một vài những điểm cần lưu ý khi xuất khẩu rượu, bia ra nước ngoài như dưới đây: 

 Xuất khẩu bia, rượu ra nước ngoài
Xuất khẩu bia, rượu ra nước ngoài

1. Chính sách xuất khẩu bia rượu 

Theo quy định tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP (“Nghị định 69”), bia và rượu không nằm trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu có điều kiện hoặc cần giấy phép, vậy nên, doanh nghiệp sản xuất bia rượu không cần xin giấy phép xuất khẩu. 

Tuy nhiên, theo Nghị định 69, khi xuất khẩu bia, rượu, doanh nghiệp có thể xin Giấy chứng nhận lưu hành tự do (“CFS”) tùy vào nhu cầu của doanh nghiệp xuất khẩu hoặc yêu cầu của nước nhập khẩu. 

1.1 Điều kiện cấp CFS 

Thep Điều 11.1 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, điều kiện để Bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý thực hiện cấp CFS đối với hàng hóa xuất khẩu là:  

  • Thương nhân xuất khẩu có yêu cầu về việc cấp CFS cho hàng hóa. 
  • Hàng hóa có tiêu chuẩn công bố áp dụng phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. 

1.2 Đặc điểm của CFS 

Căn cứ khoản 2 Điều 11, khoản 3 Điều 10 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, CFS có các đặc điểm sau: 

  • CFS đối với hàng hóa xuất khẩu thể hiện bằng ngôn ngữ tiếng Anh và phải có tối thiểu các thông tin quy định bao gồm: Tên cơ quan, tổ chức cấp CFS; Số, ngày cấp CFS; Tên sản phẩm, hàng hóa được cấp CFS; Loại hoặc nhóm sản phẩm, hàng hóa được cấp CFS; Tên và địa chỉ của nhà sản xuất; Trên CFS phải ghi rõ là sản phẩm, hàng hóa được sản xuất và được phép bán tự do tại thị trường của nước sản xuất hoặc nước cấp CFS; Họ tên, chữ ký của người ký CFS và dấu của cơ quan, tổ chức cấp CFS.
  • Trường hợp nước nhập khẩu yêu cầu thương nhân nộp CFS theo mẫu CFS do nước đó quy định, cơ quan cấp CFS dựa trên mẫu được yêu cầu để cấp CFS. 

1.3 Quy trình cấp CFS đối với hàng hóa xuất khẩu 

Để được cấp CFS, hàng hóa xuất khẩu cần trải qua quy trình như sau: Căn cứ vào về quy trình cấp CFS đối với hàng hóa xuất khẩu:  

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bao gồm các tài liệu bao gồm:   

  • Văn bản đề nghị cấp CFS nêu rõ tên hàng, mã HS của hàng hóa, số chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm hoặc số đăng ký, số hiệu tiêu chuẩn (nếu có), thành phần hàm lượng hợp chất (nếu có), nước nhập khẩu hàng hóa: 1 bản chính, thể hiện bằng tiếng Việt và tiếng Anh. 
  • Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân. 
  • Danh mục các cơ sở sản xuất (nếu có), bao gồm tên, địa chỉ của cơ sở, các mặt hàng sản xuất để xuất khẩu: 1 bản chính. 
  • Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa kèm theo cách thể hiện (trên nhãn hàng hóa hoặc trên bao bì hàng hóa hoặc tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa): 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân. 

Bước 2: Nộp hồ sơ 

Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ nêu trên trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến cơ quan cấp CFS thuộc quyền quản lý của Bộ Công thương, cụ thể là: 

  • Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hà Nội – Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương, địa chỉ: 25 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. 
  • Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Đà Nẵng – Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương, địa chỉ: 7B Cách Mạng Tháng Tám, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. 
  • Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực thành phố Hồ Chí Minh – Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương, địa chỉ: Lầu 8, tòa nhà 12 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. 

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý hồ sơ 

  • Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp CFS thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ. 
  • Thời hạn cấp CFS không quá 3 ngày làm việc, kể từ ngày thương nhân nộp hồ sơ đầy đủ, đúng quy định. Trường hợp không cấp CFS, cơ quan cấp CFS có văn bản trả lời nêu rõ lý do. 
  • Cơ quan cấp CFS có thể tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất trường hợp nhận thấy việc kiểm tra trên hồ sơ là chưa đủ căn cứ để cấp CFS hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm quy định đối với CFS đã cấp trước đó. 
  • Số lượng CFS được cấp cho hàng hóa theo yêu cầu của thương nhân. 

(Điều 11.3 Nghị định 69/2018/NĐ-CP) 

2. Nhãn mác hàng hóa 

Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP sửa đổi bởi Điều 1.5 Nghị định 111/2021/NĐ-CP, Nhãn của hàng hóa xuất khẩu thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo quy định pháp luật của nước nhập khẩu. Cụ thể như sau: 

a. Về xuất xứ hàng hóa 

  • Tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu tự xác định và ghi xuất xứ hàng hóa của mình bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định pháp luật về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam hoặc các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia. 
  • Xuất xứ hàng hóa ghi trên nhãn thể hiện bằng một trong các cụm từ sau: “sản xuất tại”; “chế tạo tại”; “nước sản xuất”; “xuất xứ”; “sản xuất bởi”; “sản phẩm của” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa hoặc ghi theo quy định pháp luật về xuất xứ hàng hóa. 
  • Tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa không được viết tắt. 

(Điều 1.5 Nghị định 111/2021/NĐ-CP) 

b. Về nội dung nhãn hàng hóa 

  • Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa được thể hiện mã số, mã vạch, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và những nội dung khác (nếu có) trên nhãn hàng hóa. Những nội dung thể hiện thêm không được trái với pháp luật và phải bảo đảm trung thực, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hóa, không che khuất, không làm sai lệch những nội dung bắt buộc trên nhãn. 
  • Nhãn hàng hóa không được thể hiện những hình ảnh, nội dung liên quan đến tranh chấp chủ quyền và các nội dung nhạy cảm khác có thể gây ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội, quan hệ ngoại giao và thuần phong mỹ tục của Việt Nam. 

(Điều 18 Nghị định 43/2017/NĐ-CP) 

3. Mã HS để xác định cho sản phẩm bia rượu 

Mã HS của sản phẩm bia và rượu được quy định theo Thông tư 31/2022/TT-BTC. Theo đó, một vài mã HS tham khảo như sau: 

 

Bia  Rượu 
Mô tả  Mã HS  Mô tả  Mã HS 
Bia không cồn  2202.91.00  

 

Rượu vang nổ  2204.10.00 
Bia đen hoặc bia nâu 

(nồng độ cồn không quá 5,8%) 

2203.00.11  Rượu vang 

(Có nồng độ cồn không quá 15% tính theo thể tích) 

2204.21.11 
Bia đen hoặc bia nâu 

(loại khác) 

2203.00.19  Rượu vang 

 

(Có nồng độ cồn trên 15% nhưng không quá 23% tính theo thể tích) 

2204.21.13 
Loại khác, kể cả bia ale 

(nồng độ cồn không quá 5,8%) 

2203.00.91     
Loại khác, kể cả bia ale 

(loại khác) 

2203.00.99     

 

 4. Thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế Giá trị gia tăng đối với rượu bia 

  • Theo điểm c Khoản 1 Điều 2 Văn bản hợp nhất số 08/VBHN-VPQH thì bia, rượu là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Tuy nhiên, trường hợp công ty sản xuất bia, rượu để xuất khẩu thì bia rượu không thuộc đối xtượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (Điều 3.1 Văn bản hợp nhất số 08/VBHN-VPQH).
  • Theo Điều 9 Văn bản hợp nhất 21/VBHN-BTC 2021, Thuế giá trị gia tăng đối với rượu, bia xuất khẩu là 0%. 

Xem thêm: Lưu Thông Hàng Hoá Qua Lãnh Thổ Việt Nam Không Có Thuế Xuất Nhập Khẩu

 

Khuyến cáo:

Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.

Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ của bài viết, vui lòng gửi email đến cs@apolatlegal.vn.

Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Thương mại trong và ngoài nước. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi tại đây và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com.

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn



    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site. Switch to a production site key to remove this banner.