Hiểu như thế nào là “chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác” trong hoạt động cho thuê lại lao động

Hoạt động cho thuê lại lao động đã xuất hiện tại Việt Nam từ những năm 2000 khi làn sóng đầu tư nước ngoài ồ ạt đổ vào Việt Nam. Cho đến ngày này, đây là một mô hình kinh doanh ngày càng phổ biến trong bối cảnh kinh tế hiện đại, đáp ứng nhu cầu linh hoạt về nhân sự của các doanh nghiệp. Theo đó, về phía doanh nghiệp sử dụng dịch vụ cho thuê lại lao động, có thể tiết kiệm chi phí và tập trung vào các hoạt động cốt lõi, trong khi người lao động có thêm cơ hội tiếp cận với nhiều môi trường làm việc khác nhau.

Theo pháp luật lao động, cho thuê lại lao động là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện và doanh nghiệp chỉ được thực hiện cho thuê lại lao chỉ khi đáp ứng các điều kiện do pháp luật đưa ra. Trên thực tế, có rất nhiều ngành nghề, chủ yếu liên quan đến cung ứng dịch vụ, sẽ thực hiện dịch vụ theo hướng cử một hoặc nhiều người lao động của mình để cung cấp dịch vụ cho bên sử dụng dịch vụ theo yêu cầu của bên sử dụng dịch vụ đó. Rủi ro bên cung cấp dịch vụ bị xem cho bên sử dụng dịch vụ thuê lại lao động bởi nhân sự của bên cung cấp dịch vụ đang chịu sự điều hành của bên sử dụng dịch vụ. Trong khi đó, bên cung cấp dịch vụ lại không đáp ứng điều kiện cho thuê lao động hoặc dịch vụ được cung cấp không thuộc ngành nghề cho thuê lao động theo quy định pháp luật. Điều này ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bên cung cấp dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ và người lao động, đồng thời các bên có thể chịu các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính nếu có hành vi vi phạm quy định về cho thuê lại lao động.

Bài viết này sẽ làm rõ như thế nào được hiểu là “chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác” – yếu tố quan trọng để xác định có tồn tại quan hệ cho thuê lại lao động theo quy định của pháp luật.

1. Quy định về cho thuê lại lao động

a. Khái niệm cho thuê lại lao động:

Theo Khoản 1 Điều 52 Bộ luật lao động 2019, cho thuê lại lao động là việc NLĐ giao kết hợp đồng lao động với một NSDLĐ là doanh nghiệp cho thuê lại lao động, sau đó người lao động được chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của NSDLĐ khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với NSDLĐ đã giao kết hợp đồng lao động.

b. Điều kiện đối với doanh nghiệp kinh doanh cho thuê lại lao động:

Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh cho thuê lại lao động phải đáp ứng các điều kiện sau:

(i) được thành lập hợp pháp theo pháp luật Việt Nam;1

(ii) có giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động;2 và

(iii) chỉ được thực hiện cho thuê lại lao động đối với một số ngành nghề nhất định, cụ thể3:

– phiên dịch/biên dịch/ tốc ký;

– thư ký/trợ lý hành chính;

– lễ tân;

– hướng dẫn viên du lịch;

– hỗ trợ bán hàng;

– hỗ trợ dự án;

– lập trình hệ thống máy sản xuất;

– sản xuất, lắp đặt thiết bị truyền hình, viễn thông;

– vận hành/kiểm tra/sửa chữa máy móc xây dựng, hệ thống điện sản xuất;

– dọn dẹp vệ sinh tòa nhà, nhà máy;

– biên tập tài liệu;

– vệ sĩ/bảo vệ;

– tiếp thị/chăm sóc khách hàng qua điện thoại;

– xử lý các vấn đề tài chính, thuế;

– sửa chữa/kiểm tra vận hành ô tô;

– scan, vẽ kỹ thuật công nghiệp/trang trí nội thất;

– lái xe;

– quản lý, vận hành, bảo dưỡng và phục vụ trên tàu biển;

– quản lý, giám sát, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng và phục vụ trên giàn khoan dầu khí;

– lái tàu bay, phục vụ trên tàu bay/bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị tàu bay/điều độ, khai thác bay/giám sát bay.

2. Như thế nào được xem là “chịu sự điều hành của NSDLĐ”?

Theo Điều 6.1.a Bộ luật lao động 2019, quyền điều hành lao động là quyền cơ bản của NSDLĐ. Tuy pháp luật hiện này không hướng dẫn như thế nào là “điều hành lao động” của NSDLĐ nhưng có thể hiểu rằng, NSDLĐ có quyền xây dựng kế hoạch làm việc, phân công nhiệm vụ, tổ chức quy trình làm việc và đảm bảo người lao động phải tuân theo bố trí, sắp xếp của mình. Việc điều hành có thể thể hiện qua các hình thức:

  • Bố trí vị trí công việc cụ thể cho NLĐ phù hợp với nhu cầu sản xuất, kinh doanh của NSDLĐ và yêu cầu NLĐ phải thực hiện công việc theo đúng theo cách thức, phương pháp làm việc do NLĐ quy định/hướng dẫn.
  • NLĐ phải làm việc theo giờ giấc làm việc của NSDLĐ quy định tại NQLĐ, chỉ được thay đổi giờ làm việc hoặc nghỉ khi NSDLĐ đồng ý; quản lý công việc của NLĐ trong khung thời gian làm việc.
  • Yêu cầu NLĐ có hành vi, ứng xử phù hợp với văn hoá, quy tắc, chuẩn mực do NSDLĐ đặt ra: trang phục, cách giao tiếp với cấp trên, đồng nghiệp,…
  • NLĐ phải chịu trách nhiệm cá nhân trước những hành vi, lời nói, kết quả công việc của mình và NSDLĐ có quyền theo dõi, đánh giá hiệu suất làm việc, feedback trực tiếp kết quả công việc của NLĐ và/hoặc yêu cầu NLĐ khắc phục để đạt kết quả NSDLĐ mong đợi.

(1)Điều 12 Nghị định 145/2020/NĐ-CP

(2)Điều 52.2 Bộ luật lao động 2019

(3)Phụ lục II Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP

 


Khuyến cáo:

Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.

Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ của bài viết, vui lòng gửi email đến cs@apolatlegal.vn.

Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Lao động. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi tại đây và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com.

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn



    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site. Switch to a production site key to remove this banner.