1| Thủ tục đăng ký nhãn hiệu
(i) Chủ đơn nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Văn phòng sáng chế[1];
(ii) Công bố đơn chưa được thẩm định
Văn phòng sáng chế sẽ công bố nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu lên Công báo sau khi nộp đơn như sau[2]:
- tên và nơi được chỉ định hoặc nơi cư trú của người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;
- số và ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;
- nhãn hiệu được nêu trong đơn;
- hàng hóa được chỉ định hoặc dịch vụ được chỉ định;
- các vấn đề cần thiết khác ngoài những vấn đề được liệt kê trong các mục trước.
(iii) Thẩm định hình thức
Một đơn đăng ký nhãn hiệu nộp cho JPO sẽ được kiểm tra để xem liệu nó có đáp ứng các yêu cầu chính thức và thủ tục cần thiết hay không[3].
JPO sẽ yêu cầu chủ đơn đăng ký nhãn hiệu bổ sung đơn đăng ký, chỉ định thời hạn hợp lý cho mục đích đó trong các trường hợp sau[4]:
- tuyên bố về ý định đăng ký nhãn hiệu không rõ ràng;
- tên của người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu không được nêu hoặc tuyên bố đó không đủ để xác định người nộp đơn;
- nhãn hiệu mà đăng ký được tìm kiếm không được nêu trong đơn;
- hàng hóa được chỉ định hoặc dịch vụ được chỉ định không được nêu.
Bổ sung đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ được thực hiện bằng cách gửi tài liệu bổ sung liên quan đến JPO trong thời hạn luật định. Nếu chủ đơn không gửi các tàu liệu này trong thời hạn, JPO có thể hủy bỏ đơn đăng ký nhãn hiệu.
(iv) Thẩm định nội dung[5]
Một cuộc kiểm tra sẽ được thực hiện về việc đơn đăng ký có đáp ứng các yêu cầu về nội dung hay không. Các nhãn hiệu sau sẽ bị từ chối vì chúng được coi là không đáp ứng các yêu cầu trong quá trình thẩm định nội dung:
- Các nhãn hiệu làm cho người tiêu dùng không thể phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của người nộp đơn với các sản phẩm thuộc các chủ thể khác;
- Các nhãn hiệu không thể đăng ký vì lợi ích công cộng hoặc để bảo vệ lợi ích cá nhân.
(v) Từ chối đơn đăng ký nhãn hiệu[6]
Khi đơn đăng ký nhãn hiệu không đáp ứng được những yêu cầu trong quá trình thẩm định nội dung, JPO sẽ gửi thông báo nêu lý do sẽ từ chối cấp văn bằng đăng ký nhãn hiệu, cho phép chủ đơn đưa ra ý kiến bằng văn bản và chỉ định thời hạn hợp lý.
(vi) Quyết định cho phép đăng ký nhãn hiệu[7]
Khi không có bất kỳ lý do cho việc từ chối đơn, JPO sẽ cho phép thực hiện đăng ký nhãn hiệu.
Chủ đơn phải nộp lệ phí liên quan đến đăng ký nhãn hiệu trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định của JPO cho phép đăng ký nhãn hiệu. Khi nộp đủ phí, nhãn hiệu sẽ được đăng ký và quyền đối với nhãn hiệu sẽ được xác lập.
(vii) Công bố trên Công báo nhãn hiệu
Khi quyền đối với nhãn hiệu đã được xác lập thì nội dung của đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ được công bố trên Công báo về nhãn hiệu.
Các nội dung sau sẽ được công bố[8]:
- Tên và địa chỉ được chỉ định hoặc nơi cư trú của người nắm giữ quyền đối với nhãn hiệu;
- Số đơn và ngày đăng ký nhãn hiệu;
- Nhãn hiệu được đề cập trong đơn đăng ký;
- Hàng hóa hoặc dịch vụ được chỉ định;
- Số đăng ký và ngày đăng ký nhãn hiệu được thiết lập;
- Những vấn đề cần thiết khác.
(viii) Quyền phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu
Bất kỳ chủ thể nào cũng có quyền gửi văn bản phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu tới Văn phòng JPO trong vòng 02 tháng kể từ ngày công bố đơn đăng ký nhãn hiệu lên công báo[9].
2| Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
- Đơn đăng ký nhãn hiệu;
- Mẫu nhãn hiệu cần đăng ký;
- Sản phẩm/ dịch vụ được chỉ định bảo hộ;
- Giấy ủy quyền (nếu ủy quyền người đại diện);
- Bản sao tài liệu ưu tiên.
Lưu ý:
Đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ được nộp cho một nhãn hiệu và chỉ định một hoặc nhiều hàng hóa, dịch vụ được bảo hộ[10];
Giấy ủy quyền là không bắt buộc phải nộp tại thời điểm nộp đơn mới. Tuy nhiên, cần có giấy ủy quyền trong một số trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như yêu cầu kháng cáo và trả lời từ chối Thông báo liên quan đến Đăng ký quốc tế, v.v. Tuy nhiên, người nộp đơn phải nộp đơn ủy quyền gốc do người nộp đơn thực hiện và không cần thiết phải công chứng hoặc hợp pháp hóa tài liệu[11].
3| Lệ phí đăng ký nhãn hiệu[12]
(i) Phí nộp đơn
- Lệ phí chính thức để nộp đơn là 12.000.00 JPY cho nhóm thứ nhất và 8.600 JPY cho mỗi lớp bổ sung;
- Lệ phí chính thức để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu phòng vệ là 24.000 JPY và 17.200 JPY cho mỗi lớp bổ sung.
(ii) Phí đăng ký
Phí đăng ký là 28.200 JPY cho mỗi lớp có hiệu lực từ ngày 1 tháng 4 năm 2016.
Lưu ý: Phí đăng ký nhãn hiệu sẽ được nộp trong vòng 30 ngày kể từ ngày có quyết định cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu[13].
4| Hiệu lực của văn bằng bảo hộ
Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có hiệu lực trong vòng 10 năm kể từ ngày đăng ký nhãn hiệu và có thể được gia hạn nhiều lần, mỗi lần 10 năm bằng cách nộp đơn đăng ký gia hạn[14].
Xem thêm:
– Đăng kí nhãn hiệu tại Đài Loan.
– Đăng kí nhãn hiệu tại Hàn Quốc.
[1] Điều 5 Luật Nhãn hiệu Nhật Bản (Luật số 127 ban hành ngày 13/4/1959, được sửa đổi đến ngày 1/7/2019), https://www.jpo.go.jp/e/system/trademark/gaiyo/trademark.html
[2] Điều 12 (2) Luật Nhãn hiệu Nhật Bản (Luật số 127 ban hành ngày 13/4/1959, được sửa đổi đến ngày 1/7/2019)
[3] https://www.jpo.go.jp/e/system/trademark/gaiyo/trademark.html
[4] Điều 5 (2) Luật Nhãn hiệu Nhật Bản (Luật số 127 ban hành ngày 13/4/1959, được sửa đổi đến ngày 1/7/2019)
[5] Điều 15 Luật Nhãn hiệu Nhật Bản (Luật số 127 ban hành ngày 13/4/1959, được sửa đổi đến ngày 1/7/2019)
[6] Điều 15 (2), 15 (3) Luật Nhãn hiệu Nhật Bản (Luật số 127 ban hành ngày 13/4/1959, được sửa đổi đến ngày 1/7/2019)
[7] Điều 18 (1), 18 (2) Luật Nhãn hiệu Nhật Bản (Luật số 127 ban hành ngày 13/4/1959, được sửa đổi đến ngày 1/7/2019)
[8] Điều 18 (3) Luật Nhãn hiệu Nhật Bản (Luật số 127 ban hành ngày 13/4/1959, được sửa đổi đến ngày 1/7/2019)
[9] Điều 43 (2) Luật Nhãn hiệu Nhật Bản (Luật số 127 ban hành ngày 13/4/1959, được sửa đổi đến ngày 1/7/2019)
[10] Điều 6 (1) Luật Nhãn hiệu Nhật Bản (Luật số 127 ban hành ngày 13/4/1959, được sửa đổi đến ngày 1/7/2019)
[11] https://www.country-index.com/country_surveys.aspx?ID=41
[12] https://www.jpo.go.jp/e/system/process/tesuryo/hyou.html
[13] Điều 18 (2) Luật Nhãn hiệu Nhật Bản (Luật số 127 ban hành ngày 13/4/1959, được sửa đổi đến ngày 1/7/2019)
[14] Điều 19 Luật Nhãn hiệu Nhật Bản (Luật số 127 ban hành ngày 13/4/1959, được sửa đổi đến ngày 1/7/2019)