Dưới sự phát triển kinh tế như ngày nay, nhà đầu tư có nhiều cơ hội để lựa chọn đa dạng mô hình và phương thức kinh doanh. Tùy từng phương thức kinh doanh sẽ có những điểm nổi bật khác nhau. Trong đó, nhượng quyền thương mại được xem là một cơ hội tiềm năng cho những nhà đầu tư để chính thức gia nhập thị trường đặc biệt là xu hướng tiêu dùng chính hiên nay chính là ưu tiên sử dụng sản phẩm/dịch vụ có yếu tố nước ngoài. Bản chất của nhượng quyền thương mại là một bên cấp phép và cho phép cho một bên còn lại để thực hiện một hoặc một số hoặc toàn bộ các giai đoạn kinh doanh hàng hóa hay dịch vụ theo hình thức và phương pháp của bên nhượng quyền, ở một khu vực cụ thể trong một thời gian nhất định, để nhận một tỷ lệ phần trăm nào đó từ doanh thu hoặc lợi nhuận. Bài viết này đề cập đến một số nội dung chính để nhận nhượng quyền từ nước ngoài về Việt Nam.
1. Xác định mô hình nhượng quyền
Việc xác định chính xác và mô hình nhượng là một điều kiện tiên quyết khi kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương mại. Mô hình nhượng quyền là yếu tố xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch nhượng quyền, phạm vi chịu trách nhiệm, các khoản chi phí,…Hiện nay có bốn mô hình nhượng quyền đó là mô hình kinh doanh toàn diện, mô hình kinh doanh không toàn diện, nhượng quyền có tham gia quản lý và nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn. Hiện nay, xu hướng nhượng quyền phổ biến tại Việt Nam là mô hình kinh doanh toàn diện hay được gọi là nhượng quyền độc quyền.
Ngoài ra, việc xác định tính khả thi của mô hình nhượng quyền đối với lĩnh vực dự định kinh doanh, phát triển các yếu tố nội lực của chính doanh nghiệp trước khi chuyển sang áp dụng mô hình nhượng quyền như: phương án phát triển nền tảng thương hiệu và tiếp thị; nhân sự quản lý, vận hành và cung ứng; đào tạo nguồn nhân lực,…
2. Thương lượng và đàm phán các điều khoản cơ bản
- Bản chất nhượng quyền mà hầu hết các bên nhận nhượng quyền thường có xu hướng phải chấp nhận một hoặc một số các điều khoản có vẻ là “bất lợi”. Tùy vào từng lĩnh vực và loại hàng hóa/dịch vụ khác nhau sẽ có từng đặc thù riêng. Quá trình đàm phán, thương lượng về từng nội dung hợp đồng là điều vô cùng quan trọng và các bên cần có sự tham vấn, hỗ trợ từ các luật sư để hạn chế cũng như lường trước rủi ro.
- Một số điều khoản cơ bản thường được các bên chú trọng đó là quyền và nghĩa vụ các bên, phí nhượng quyền ban đầu, phí nhượng quyền hàng tháng, các điều khoản loại trừ, cam kết tuân thủ về doanh thu, phí hoa hồng, thời hạn hợp đồng, các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ như nhãn hiệu, bí mật kinh doanh, bảo mật thông tin,…
3. Một số vấn đề khác
Để kinh doanh nhượng quyền hiệu quả và đảm bảo tuân thủ pháp luật, bên nhận nhượng quyền cần lưu ý một số nội dung sau:
- Chủ động tìm kiếm, tiếp cận các kinh nghiệm quản trị và điều hành theo hình thức nhượng quyền. Nghiên cứu và xây dựng chiến lược quảng bá hệ thống kinh doanh được tổ chức khoa học, hợp lý, hiệu quả và mang tính đặc thù.
- Nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật nói chung vs tuân thủ hợp đồng nói riêng. Trong đó, cần cân nhắc và xem xét kỹ lưỡng các yếu tố pháp luật về tài sản sẽ được chuyển giao như quyền liên quan đến nhãn hiệu, bí mật kinh doanh, công nghệ, bảo mật thông tin,..
Khuyến cáo: Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý nào. Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Sở hữu trí tuệ. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi tại đây và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com.