Các biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cần lưu ý

Quan hệ giữa người tiêu dùng và nhà cung cấp hàng hóa là một quan hệ đặc thù. Đây không phải là một quan hệ ràng buộc bởi hợp đồng. Trong đó, người cung cấp hàng hóa nếu cung cấp hàng hóa kém chất lượng có thể ảnh hưởng đến rất nhiều người mua hàng và người tiêu dùng không có nhiều thẩm quyền để tự bảo vệ quyền lợi của mình một cách tốt nhất. Vì vậy pháp luật Việt Nam đã ban hành Luật Bảo vệ người tiêu dùng để đưa ra các biện pháp yêu cầu người cung cấp hàng hóa phải có trách nhiệm với người tiêu dùng. Vậy quyền và nghĩa vụ của nhà cung cấp trong mỗi biện pháp bảo vệ người tiêu dùng là gì? 

1. Bảo hành hàng hóa

Hàng hóa, linh kiện, phụ kiện được bảo hành theo thỏa thuận giữa bên kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng. Tuy nhiên có trường hợp nhà kình doanh hàng hóa, dịch vụ bắt buộc phải thực hiện bảo hành theo quy định pháp luật, ví dụ: theo Điều 4.2 Nghị định 116/2017/NĐ-CP, xe ô tô bắt buộc phải được bảo hành với thời hạn bảo hành tối thiểu 3 năm hoặc tương đương 100.000 km.  

Theo Điều 21 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010, trong trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa thực hiện chính sách bảo hảnh, bên kinh doanh phải lưu ý các trách nhiệm sau: 

  • Cung cấp cho người tiêu dùng giấy tiếp nhận bảo hành, trong đó ghi rõ thời gian thực hiện bảo hành; 
  • Cung cấp cho người tiêu dùng hàng hóa, linh kiện, phụ kiện tương tự để sử dụng tạm thời hoặc có hình thức giải quyết khác được người tiêu dùng chấp nhận trong thời gian thực hiện bảo hành;
  • Đổi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện mới tương tự hoặc thu hồi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện và trả lại tiền cho người tiêu dùng trong trường hợp hết thời gian thực hiện bảo hành mà không sửa chữa được hoặc không khắc phục được lỗi;
  • Đổi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện mới tương tự hoặc thu hồi hàng hóa và trả lại tiền cho người tiêu dùng trong trường hợp đã thực hiện bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện từ ba lần trở lên trong thời hạn bảo hành mà vẫn không khắc phục được lỗi; 
  • Chịu chi phí sửa chữa, vận chuyển hàng hóa, linh kiện, phụ kiện đến nơi bảo hành và từ nơi bảo hành đến nơi cư trú của người tiêu dùng.

2. Thu hồi hàng hóa có khuyết tật

Theo Điều 22 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010, khi phát hiện hàng hóa có khuyết tật, tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa có trách nhiệm kịp thời tiến hành mọi biện pháp cần thiết để ngừng việc cung cấp hàng hóa có khuyết tật trên thị trường, đồng thời phải thông báo công khai về hàng hóa có khuyết tật và việc thu hồi hàng hóa đó ít nhất 05 số liên tiếp trên báo ngày hoặc 05 ngày liên tiếp trên đài phát thanh, truyền hình tại địa phương mà hàng hóa đó được lưu thông.   

Tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa phải thực hiện việc thu hồi hàng hóa có khuyết tật đúng nội dung đã thông báo công khai và chịu các chi phí phát sinh trong quá trình thu hồi. 

Sau khi hoàn thành việc thu hồi, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải báo cáo kết quả cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp tỉnh nơi thực hiện thu hồi hàng hóa có khuyết tật.  

3. Bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra 

Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp hàng hóa có khuyết tật do mình cung cấp gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng, kể cả khi tổ chức, cá nhân đó không biết hoặc không có lỗi trong việc phát sinh khuyết tật (Điều 23.1 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010). Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự (Điều 23.3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010). 

Tuy nhiên tổ chức, cá nhân sẽ được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi chứng minh được khuyết tật của hàng hóa không thể phát hiện được với trình độ khoa học, kỹ thuật tại thời điểm tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa cung cấp cho người tiêu dùng (Điều 24 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010). 

4. Người tiêu dùng khiếu nại đến cơ quan quản lý nhà nước bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 

Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của nhiều người tiêu dùng, lợi ích công cộng thì người tiêu dùng, tổ chức xã hội có quyền yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản đến cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện nơi thực hiện giao dịch giải quyết (Điều 25.1 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010).  

 


Khuyến cáo:

Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.

Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ của bài viết, vui lòng gửi email đến cs@apolatlegal.vn.

Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Doanh Nghiệp và Đầu Tư . Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi tại đây và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com.

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn



    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site. Switch to a production site key to remove this banner.