Các lưu ý khi ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại

Nhượng quyền thương mại ngày càng phổ biến, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Mang vai trò không hề nhỏ trong công cuộc toàn cầu hóa, vậy hợp đồng nhượng quyền thương mại là gì, chủ thể và hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương mại được quy định như thế nào, hãy cùng Apolat Legal tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Nhượng quyền thương mại là gì?

Các lưu ý khi ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại là gì?

Căn cứ Điều 284 Luật Thương mại 2005 quy định về khái niệm nhượng quyền thương mại như sau:

Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:

  • Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
  • Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.

2. Vai trò của nhượng quyền thương mại trong nền kinh tế

Các lưu ý khi ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại
Vai trò của nhượng quyền thương mại trong nền kinh tế

Hoạt động nhượng quyền thương mại là hình thức thương mại khá phổ biến trong nền kinh tế hiện nay. Hình thức này mang đến một số lợi ích và vai trò như:

  • Hạn chế rủi ro trong kinh doanh: Đối với mô hình nhượng quyền thương mại thì bên nhượng quyền đã tạo dựng được khá vững chắc về: thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ, chiến lược kinh doanh, hệ thống quản lý… Vì thế khi bên nhận quyền sử dụng hệ thống này để kinh doanh sẽ hạn chế được khá lớn rủi ro. Bởi vì đã có được nhiều người biết đến, lượng lớn khách hàng và sự trung thành của người tiêu dùng. Việc kinh doanh mô hình này sẽ thuận lợi hơn.
  • Đẩy mạnh phát triển kinh tế: nhờ vào tính ưu việt mà hình thức nhượng quyền thương mại được áp dụng trong nhiều lĩnh vực, nhiều khu vực và nhiều quốc gia. Việc nhượng quyền thương mại được hiểu như phân phối và bán sản phẩm từ các nhà sản xuất nhằm đáp ứng được các nhu cầu về các loại sản phẩm và dịch vụ ở nhiều khu vực khác nhau. Nó như một đòn bẩy góp phần giúp nền kinh tế phát triển mạnh mẽ.
  • Xây dựng đồng bộ, phát triển danh tiếng, thương hiệu, mở rộng quy mô kinh doanh: Việc tạo thương hiệu sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc và cũng không dễ dàng. Với mô hình nhượng quyền thương mại, trong đó:
  • Bên nhượng quyền đã tạo dựng thương hiệu và đưa nó đến với người tiêu dùng. Bên nhận quyền chỉ cần tận dụng thương hiệu và bắt đầu kinh doanh.
  • Bên nhượng quyền sẽ cung cấp các hoạt động hỗ trợ quản lý, trong đó có các thủ tục tài chính, nhân viên có kinh nghiệm, các quy trình quản lý, showroom, chiến lược marketing,… Bên nhận quyền chỉ cần sử dụng một cách triệt để các nguồn lực được cung cấp từ bên nhượng quyền để tập trung kinh doanh phát triển thị trường tại địa bàn mà bạn đã đăng ký.

Nhượng quyền thương mại sẽ giúp chính thương hiệu đó được xây dựng một cách đồng bộ, phát triển được danh tiếng, thương hiệu tại nhiều địa phương.

Mô hình nhượng quyền thương mại đóng vai trò lớn trong việc mở rộng quy mô kinh doanh, mang chính thương hiệu đó đến nhiều nơi, nhiều địa phương, thậm chí phủ rộng thị trường trong và ngoài nước.

3. Các lưu ý về Hợp đồng nhượng quyền thương mại

Hợp đồng nhượng quyền thương mại cần xem xét một số lưu ý sau:

Các lưu ý khi ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại
Các lưu ý về Hợp đồng nhượng quyền thương mại

3.1. Chủ thể của hợp đồng nhượng quyền thương mại

Chủ thể của hợp đồng nhượng quyền thương mại gồm bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại đặc thù nên chủ thể của hợp đồng nhượng quyền thương mại phải là thương nhân nên cần đảm bảo các yếu về thương nhân tại Điều 6 Luật Thương mại 2005, do đó chủ thể cần lưu ý:

  • Thành lập hợp pháp;
  • Hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên;
  • Có đăng ký kinh doanh;
  • Hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức; và theo các phương thức mà pháp luật không cấm.

3.2. Hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương mại

Theo Điều 285 Luật Thương mại 2005 quy định về hợp đồng nhượng quyền thương mại thì hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

Như vậy, hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương mại là văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

3.3. Các nội dung chính của hợp đồng nhượng quyền thương mại

Theo Điều 11 Nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định về nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể có các nội dung chủ yếu sau đây:

  • Nội dung của quyền thương mại.
  • Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền.
  • Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền.
  • Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán.
  • Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
  • Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp.

4. Các lưu ý khác khi soạn thảo và ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại

Khi soạn thảo và ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại cần lưu ý một số yếu tố sau:

Các lưu ý khi ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại
Các lưu ý khác khi soạn thảo và ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại

4.1. Ngôn ngữ của hợp đồng nhượng quyền thương mại

Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập bằng tiếng Việt. Trường hợp nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài, ngôn ngữ của hợp đồng nhượng quyền thương mại do các bên thỏa thuận theo Điều 12 Nghị định 35/2006/NĐ-CP.

4.2. Luật áp dụng cho hợp đồng nhượng quyền thương mại

Hợp đồng nhượng quyền thương mại thuộc lĩnh vực thương mại nên luật áp dụng chủ yếu là Luật Thương mại và Bộ luật Dân sự, ngoài ra áp dụng thêm các luật chuyên ngành liên quan đến hàng hóa, dịch vụ nhượng quyền trong hợp đồng. Trường hợp hợp đồng nhượng quyền có yếu tố nước ngoài thì có thể áp dụng Điều ước quốc tế hoặc do các bên thỏa thuận về luật áp dụng.

4.3. Cơ quan giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại

Theo Điều 317 Luật Thương mại 2005 thì tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể giải quyết bằng các hình thức:

  • Thương lượng giữa các bên.
  • Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải.
  • Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án.

Dựa vào các hình thức trên có thể thấy cơ quan giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể tại Trọng tài thương mại hoặc Toà án. Các bên sẽ thỏa thuận về cơ quan giải quyết tranh chấp, nếu không có sẽ theo quy định pháp luật.

4.4. Đăng ký nhượng quyền thương mại

Đăng ký nhượng quyền thương mại được quy định tại Điều 291 Luật Thương mại 2005 như sau:

  • Trước khi nhượng quyền thương mại, bên dự kiến nhượng quyền phải đăng ký với Bộ Công thương.
  • Chính phủ quy định chi tiết điều kiện kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại và trình tự, thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại.

Khoản 2 Điều 3 Nghị định 120/2011/NĐ-CP quy định các trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền gồm:

  • Nhượng quyền trong nước;
  • Nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài.

5. Tư vấn hợp đồng nhượng quyền thương mại tại Apolat Legal

Apolat Legal được thành lập năm 2016, cung cấp các dịch vụ pháp lý đa dạng cho 18 lĩnh vực phổ biến, một trong các lĩnh vực nổi bật là pháp luật thương mại. Để có thể hiểu, giải thích, áp dụng các quy định để giải quyết các vấn đề liên quan cần có kinh nghiệm chuyên sâu về nó.

Các lưu ý khi ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại
Tư vấn hợp đồng nhượng quyền thương mại tại Apolat Legal

Tại Apolat, bằng chuyên môn cao, nghiệp vụ chuyên nghiệp và kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình công tác, tư vấn cho nhiều hệ thống nhượng quyền trong và ngoài nước ở đa dạng lĩnh vực. Các luật sư giàu kinh nghiệm sẵn sàng cung cấp cho bạn những lời khuyên hiệu quả trong việc nhượng quyền trong và ngoài nước ở đa dạng lĩnh vực, tư vấn toàn diện mọi vấn đề từ cấu trúc hoạt động nhượng quyền đến hợp đồng, đăng ký và vận hành hệ thống nhằm phục vụ và đáp ứng tốt nhất, chi tiết nhất các yêu cầu của khách hàng, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của quý khách hàng.

Apolat Legal là một trong những công ty luật uy tín, cam kết tư vấn, giải quyết nhanh chóng kịp thời, chất lượng dịch vụ tốt với mức phí phù hợp. Khi đến Apolat Legal, bạn sẽ được tư vấn và báo chi phí dịch vụ rõ ràng, mức phí linh hoạt, minh bạch, đảm bảo hài lòng quý khách hàng.

Trên đây là bài viết tham khảo về việc các lưu ý khi ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại, ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại đây. Hy vọng sẽ giúp bạn có những kiến thức pháp lý hữu ích. Bạn còn vướng mắc, cần được giải đáp, đặc biệt các vấn đề về thương mại, đừng ngần ngại liên hệ ngay Apolat Legal để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Khuyến cáo:

Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.

Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ của bài viết, vui lòng gửi email đến cs@apolatlegal.vn.

Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Nhượng quyền Thương mại. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi Tư vấn Nhượng quyền Thương mại và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Việt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com.

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn



    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site. Switch to a production site key to remove this banner.