Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (“HĐLĐ”) và Xử lý kỷ luật lao động có được xem là một trong các “lối đi” để điều chỉnh mối quan hệ lao động. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động sẽ dẫn đến một trường hợp duy nhất là làm kết thúc mối quan hệ lao động đang tồn tại giữa NLĐ và NSDLĐ. Còn đối với Xử lý kỷ luật lao động, khi NLĐ bị áp dụng hình thức kỷ luật lao động sa thải thì mới bị buộc phải chấm dứt mối quan hệ lao động. Đối với các hình thức xử lý kỷ luật lao động còn lại như khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương không quá sáu tháng, cách chức thì NLĐ vẫn có quyền tiếp tục được làm việc, hưởng lương và các chế độ khác theo quy định tại hợp đồng lao động, nội quy lao động. Tuy nhiên, việc áp dụng hình thức nào để xử lý sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Việc hiểu rõ các quy định, yêu cầu và điều kiện đối với việc lựa chọn phương án xử lý là điều cần thiết và quan trọng.
Tiêu chí | Đơn phương chấm dứt HĐLĐ | Xử lý kỷ luật lao động | |
Cơ sở áp dụng
|
NLĐ và NSDLĐ đều có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Theo đó:
|
Do NSDLĐ áp dụng một trong các hình thức xử lý kỷ luật lao động (“XLKLLĐ”) theo luật định để xử lý hành vi vi phạm của NLĐ. Để XLKLLĐ thì NSDLĐ cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện như sau: Còn thời hiệu để XLKLĐ (Điều 123 BLLĐ 2019). Phải chứng minh được lỗi của NLĐ (Điều 122.1.a BLLĐ 2019). Hành vi bị XLKLĐ phải được quy định trong nội quy lao động (“NQLĐ”) hoặc thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động (Điều 127.3 BLLĐ).
|
|
Nghĩa vụ cần thực hiện | NLĐ | NSDLĐ | Trình tự , thủ tục tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động
Bước 1: Lập biên bản hành vi vi phạm NSDLĐ thu thập chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm, lập biên bản về hành vi vi phạm và thông báo về hành vi vi phạm đến đến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà NLĐ là thành viên.
Bước 2: Thông báo tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động Thông báo mời họp xử lý kỷ luật lao động phải được gửi trước ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động. Nội dung của thông báo mời họp phải có các nội dung như sau:
Bước 3: Tiến hành họp với các thành phần theo quy định
Bước 4: Ban hành quyết định xử lý luật lao động Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động và gửi đến các thành phần phải tham dự họp. Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được ban hành trong thời hạn của thời hiệu xử lý kỷ luật lao động hoặc thời hạn kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động.
Các vấn đề khác cần lưu ý trong quá trình XLKLLĐ:
|
a. Thực hiện nghĩa vụ thông báo trước cho NSDLĐ. Cụ thể i. Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn; ii. Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng; iii. Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng; iv. Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ. b. Trường hợp không phải thực hiện nghĩa vụ thông báo trước: khi xảy ra một trong 07 trường hợp quy định tại Điều 35.(2) Bộ luật lao động 2019. |
a. Thực hiện nghĩa vụ thông báo trước cho NLĐ. Cụ thể:
i. Đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và g khoản 1 Điều 36 Bộ luật lao động: + Ít nhất 45 ngày đối với HĐLĐ không xác định thời hạn; + Ít nhất 30 ngày đối với HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng; + Ít nhất 03 ngày làm việc đối với HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng và đối với trường hợp quy định tại điểm b Điều 36.(1) Bộ luật lao động 2019; + Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ. ii. Trường hợp không phải thực hiện nghĩa vụ thông báo trước: + Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại điểm d và điểm e Điều 36.(1) Bộ luật lao động 2019. b. Trường hợp không được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ: khi xảy ra 01 một trong 03 trường hợp quy định tại Điều 37 Bộ luật lao động 2019. |
||
Hậu quả pháp lý khi không tuân thủ |
1. Không được hưởng trợ cấp thôi việc. 2. Phải bồi thường cho NSDLĐ: a. Nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động; và b. Một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo HĐLĐ trong những ngày không báo trước. 3. Phải hoàn trả cho NSDLĐ chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật lao động 2019. |
Trường hợp 1: NSDLD nhận NLĐ trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết, khi đó, NSDLĐ phải trả cho NLĐ các khoản tiền bao gồm: 1. Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày NLĐ không được làm việc. 2. Một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ. 3. Một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng trong những ngày không báo trước trong trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước (nếu có). Trường hợp 2: NLĐ không muốn tiếp tục làm việc, NSDLĐ phải trả cho NLĐ các khoản tiền bao gồm: 1. Các khoản tiền được nêu tại Trường hợp 1. 2. Trợ cấp thôi việc. Trường hợp 3: NSDLĐ không muốn nhận lại NLĐ và NLĐ đồng ý, NSDLĐ phải trả cho NLĐ các khoản tiền bao gồm: 1. Các khoản tiền được nêu tại Trường hợp 1. 2. Trợ cấp thôi việc. 3. Một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ. |
Tương tự với đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật. |
Từ nội dung phân tích cụ thể nêu trên, mặc dù hậu quả pháp lý của đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật và xử lý kỷ luật lao động trái pháp luật là giống nhau nhưng xét về bản chất, hai phương án xử lý này có bản chất hoàn toàn khác nhau.
- Đơn phương chấm dứt HĐLĐ là quyền của các bên trong HĐLĐ và việc đơn phương này, cả NLĐ và NSDLĐ cần tuân thủ về (i) thời hạn báo trước và (ii) trường hợp được sử dụng quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ (áp dụng cho NSDLĐ).
- NSDLĐ có quyền XLKLLĐ để thực hiện quyền quản lý, điều hành, giám sát của mình dành cho NLĐ. Do đó, khi XLKLLĐ thì NSDLĐ cần (i) cơ sở để chứng minh hành vi vi phạm của NLĐ và (ii) thực hiện theo đúng trình tự và thủ tục do luật quy định.
Khuyến cáo:
Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.
Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ của bài viết, vui lòng gửi email đến cs@apolatlegal.vn.
Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Lao động. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi Lao động và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Việt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com.