Xử lý khi nhận thông báo dự định từ chối chấp thuận đăng ký bảo hộ tại Trung Quốc 

Trung Quốc là một quốc gia với hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ và nền kinh tế phát triển, thu hút sự quan tâm từ cá nhân và doanh nghiệp muốn mở rộng kinh doanh tại đây. Doanh nghiệp ngày càng chú trọng đến việc xây dựng danh tiếng thương hiệu trên thị trường Trung Quốc, làm tăng đáng kể số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu. Chỉ trong nửa đầu năm 2023, đã có 4,105,000 đơn đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc, nhưng đồng thời, tỷ lệ đơn đăng ký bị dự định từ chối cũng đang gia tăng.

Xử lý khi nhận thông báo dự định từ chối chấp thuận đăng ký bảo hộ tại Trung Quốc 
Xử lý khi nhận thông báo dự định từ chối chấp thuận đăng ký bảo hộ tại Trung Quốc

Chủ đơn đăng ký nhãn hiệu có thể thực hiện quy trình đăng ký tại Trung Quốc thông qua hai phương thức chính: (i) Đăng ký nhãn hiệu quốc tế thông qua hệ thống Madrid có chỉ định tại Trung Quốc hoặc (ii) Đăng ký trực tiếp tại Quốc Gia Chỉ Định – Trung Quốc. Để có cái nhìn chi tiết về quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc, độc giả có thể tham khảo bài viết “Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Trung Quốc“. Tổng thể, quy trình thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu cho cả hai phương thức này gần như đồng nhất, bao gồm các bước cơ bản như thẩm định hình thức, công bố đơn đăng ký, thẩm định nội dung và cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Tuy nhiên, có những khía cạnh khác nhau trong cách xử lý, và chủ đơn đăng ký nhãn hiệu cần lưu ý đến những điểm này để đảm bảo khả năng bảo hộ đối với nhãn hiệu của mình.

Xem thêm: Cách Khắc Phục Việc Nhãn Hiệu Bị Từ Chối Tạm Thời Tại Trung Quốc.

1. Quy trình phản hồi đối với Thông báo dự định từ chối đơn đăng ký nhãn hiệu 

1.1 Đối với đơn đăng ký quốc tế thông qua hệ thống Madrid 

Đơn đăng ký quốc tế sau khi nộp, sẽ được Văn Phòng Quốc Tế WIPO (“WIPO”) tiến hành thẩm định hình thức và chuyển về Cơ quan Sở hữu trí tuệ Trung Quốc (China National Intellectual Property Administration – CNIPA). Trong thời hạn là 01 năm, kể từ thời điểm WIPO công bố đơn đăng ký quốc tế hợp lệ trên trang Madrid Monitor, CNPIA sẽ tiến hành thẩm định nội dung đối với đơn đăng ký nhãn hiệu. Kể từ thời điểm đơn đăng ký nhãn hiệu được công bố trên trang Công báo của WIPO, quyền được đưa ra ý kiến phản đối của bên thứ ba có hiệu lực trong vòng 03 tháng.  

Điều này dẫn đến, đơn đăng ký quốc tế đồng thời có thể đối với mặt với thông báo dự định từ chối do kết quả thẩm định nội dung (ex officio refusal) và do phản đối bởi bên thứ ba (opposition). Trên thực tiễn xét xử hiện nay, CNPIA ưu tiên thẩm định nội dung đơn đăng ký quốc tế trước khi tiến hành xem xét ý kiến phản đối của bên thứ ba. Khi đơn đăng ký quốc tế không đáp ứng quy chế thẩm định của CNPIA, ý kiến phản đối của bên thứ ba sẽ không cần xem xét đến.  

Thời hạn nộp đơn phản đối với đơn đăng ký quốc tế như sau: 

  • Đối với kết quả thẩm định nội dung của CNPIA, thời hạn là 15 ngày kể từ nhận được thông báo của WIPO 
  • Đối với ý kiến phản đối của bên thứ ba, thời hạn là 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của WIPO. 

Việc tiến hành thực hiện phản đối Thông báo dự định từ chối của CNPIA sẽ được thực hiện thông qua đại diện sở hữu công nghiệp tại Trung Quốc. Điều này có thể được xem là một khía cạnh không thuận lợi của đơn đăng ký quốc tế chỉ định tại Trung Quốc, khiến cho chủ đơn phải dành một khoảng thời gian đáng kể để tìm kiếm đại diện sở hữu công nghiệp, trong khi thời hạn nộp đơn phản đối lại khá ngắn.  

1.2 Đối với đơn đăng ký trực tiếp tại Trung Quốc 

CNPIA sẽ tiến hành quá trình thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu trong thời hạn 09 tháng kể từ ngày nộp đơn. Quy trình này bao gồm cả thẩm định hình thức và thẩm định nội dung. Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu bị từ chối, chủ đơn cần phải nộp đơn phản đối đến Ban Giải quyết tranh chấp (Trademark Review and Adjudication Board – TRAB) trong vòng 15 ngày tính từ ngày nhận được thông báo dự định từ chối của CNPIA. TRAB sẽ thực hiện xem xét và đưa ra kết quả trong thời hạn 09 tháng và có thể được gia hạn thêm 03 tháng trong một số trường hợp cụ thể. Quyết định của TRAB sẽ không là quyết định cuối cùng, chủ đơn có thể nộp đơn lên Tòa án có thẩm quyền với thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định của TRAB.  

Ngược lại với quy trình thẩm định đơn đăng ký quốc tế, quyền phản đối của bên thứ ba bắt đầu từ thời điểm CNPIA công bố đơn đăng ký trên trang Công báo Nhãn hiệu Trung Quốc. Điều này có nghĩa, thời điểm bên thứ ba thực hiện quyền phản đối sau thời điểm CNPIA đã tiến hành thẩm định nội dung và ra kết quả thẩm định sơ bộ. Sau khi hết thời hạn 12 tháng thực hiện quyền phản đối của bên thứ ba, CNPIA sẽ tiến hành cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với đơn đăng ký.  

Ý kiến phản đối từ bên thứ ba có thể ảnh hưởng đến đơn đăng ký nhãn hiệu kể cả khi đơn đăng ký không bị từ chối trong giai đoạn thẩm định nội dung. Cũng như, thời hạn xử lý đơn đăng ký sẽ kéo dài hơn.  

2. Cơ sở dự định từ chối đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc 

Việc nhận biết được cơ sở pháp lý đối với dự định từ chối đơn đăng ký nhãn hiệu là vô cùng quan trọng, giúp cho chủ đơn có thể kịp thời chuẩn bị các cơ sở pháp lý nhằm phản đối Thông báo dự định từ chối của CNPIA. Theo đó, CNPIA sẽ dựa vào cơ sở pháp lý tuyệt đối (absolute grounds) và cơ sở pháp lý tương đối (relative grounds) để tiến hành thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu.   

a. Cơ sở tuyệt đối 

Các cơ sở pháp lý tuyệt đối sẽ dựa vào những dấu hiệu không được xem là nhãn hiệu theo Điều 10 và các dấu hiệu không được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu theo Điều 11 Luật Nhãn hiệu Trung Quốc 2019. Cụ thể: 

Điều 10: Các dấu hiệu không được xem là nhãn hiệu:  

  • Trùng hoặc tương tự với tên Nhà nước, quốc kỳ, biểu tượng hoặc quốc ca, quân kỳ, biểu tượng hoặc bài hát hoặc huy chương của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; hoặc trùng với tên, biểu tượng của các cơ quan Nhà nước Trung ương, tên địa điểm cụ thể nơi đặt trụ sở của các cơ quan Nhà nước Trung ương; hoặc trùng với tên gọi, thiết kế của công trình mang tính biểu tượng; 
  • Những thứ trùng hoặc tương tự với tên Nhà nước, quốc kỳ, quốc huy hoặc quân kỳ, v.v. của một quốc gia nước ngoài, trừ khi có sự đồng ý của chính phủ quốc gia đó; 
  • Những nội dung trùng hoặc tương tự với tên, cờ hoặc biểu tượng của một tổ chức quốc tế liên chính phủ, trừ khi có sự đồng ý của tổ chức đó hoặc trừ khi công chúng khó có thể bị lừa dối; 
  • Những sản phẩm giống hoặc tương tự với nhãn hiệu chính thức hoặc tem kiểm tra thể hiện sự kiểm soát và bảo đảm, trừ khi được ủy quyền hợp lệ; 
  • Trùng hoặc tương tự với biểu tượng hoặc tên của Hội Chữ thập đỏ hoặc Trăng lưỡi liềm đỏ; 
  • Những người có tính chất phân biệt đối xử với bất kỳ quốc tịch nào; 
  • Những nội dung lừa đảo và có khả năng gây nhầm lẫn cho công chúng về chất lượng, nơi sản xuất hoặc các đặc tính khác của hàng hóa; và 
  • Những hành vi gây phương hại đến đạo đức, thuần phong mỹ tục xã hội chủ nghĩa hoặc có tác động xấu khác. 

Điều 11: Các dấu hiệu không được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu 

  • Nhãn hiệu mang lại tên chung, kiểu dáng hoặc mã số của hàng hóa liên quan; 
  • Nhãn hiệu trực tiếp có thể hiện chất lượng, nguyên liệu thô, chức năng, công dụng, khối lượng, số lượng hoặc các đặc tính khác của hàng hóa; và 
  • Các dấu hiệu không có bất kỳ đặc điểm nào.” 

b. Cơ sở tương đối  

CNPIA sẽ tiến hành xem xét khả năng phân biệt của nhãn hiệu đăng ký, nhằm xác định khả năng trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đối chứng khác theo Điều 30 và Điều 31 Luật Nhãn hiệu Trung Quốc 2019.  

3. Phương thức nộp đơn phản đối Thông báo dự định từ chối tại Trung Quốc

Chủ đơn đăng ký phải thực hiện nộp đơn phản đối Thông báo dự định từ chối thông qua đại điện sở hữu công nghiệp tại Trung Quốc, kể cả với đơn đăng ký hoặc đơn đăng ký quốc gia.  

4. Các tài liệu cần thiết để tiến hành nộp đơn phản đối

  • Giấy ủy quyền giữa chủ đơn và đại diện sở hữu công nghiệp tại Trung Quốc; 
  • Bản sao giáy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với chủ đơn là doanh nghiệp; giấy tờ pháp lý đối với chủ đơn là cá nhân 

5. Những điểm cần lưu ý khi tiến hành nộp đơn phản hồi

  • Việc thực hiện nộp đơn đăng ký phản hồi phải được thực hiện thông qua đại diện sở hữu công nghiệp tại Trung Quốc; 
  • Thời gian nộp đơn phản đối Thông báo dự định từ chối tại Trung Quốc tương đối ngắn, chủ đơn cần lưu ý đến thời hạn nộp đơn. Đơn đăng ký sẽ bị từ chối nếu chủ đơn không thực hiện nộp đơn phản đối trong thời hạn quy định.  

 

Khuyến cáo:

Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.

Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ của bài viết, vui lòng gửi email đến cs@apolatlegal.vn.

Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Sở hữu trí tuệ. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi tại đây và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com.

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn



    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site. Switch to a production site key to remove this banner.