Trách nhiệm của Nhà nước đối với người lao động trong đại dịch Covid-19

Hiện nay tình hình dịch bệnh diễn ra ngày càng phức tạp, dẫn đến Chính Phủ đưa ra nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh như giãn cách xã hội, hạn chế đi lại và chỉ cho phép tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực thiết yếu như ngân hàng, chứng khoáng, y tế,  dược phẩm, thực phẩm ….. Các doanh nghiệp sản xuất khác chỉ được phép hoạt động khi đáp ứng nguyên tắc “3 tại chỗ” và “Một cung đường, hai điểm đến”. Chính vì thế, nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn, không thể hoạt động và tuân thủ các nguyên tắc do Chính Phủ quy định và buộc doanh nghiệp phải tạm ngưng hoạt động trong quá trình phòng chống dịch bệnh.

Việc tạm ngưng hoạt động của doanh nghiệp lại dẫn đến việc doanh nghiệp phải đối mặt với việc xử lý vấn nạn lao động. Doanh Nghiệp không có doanh thu, không thể hoạt động, và không đủ nguồn tài chính để có thể trả lương cho người lao động, điều này dẫn đến doanh nghiệp phải lựa chọn các phương án giải quyết đối với người lao động như sau:

  1. Người Lao Động tạm hoãn thực hiện Hợp Đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương;
  2. Người Lao Động Ngừng Việc;
  3. Người Lao Động chấm dứt Hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Việc lựa chọn phương án nào đi nữa, Người lao động cũng phải đối mặt với việc mất/ giảm thu nhập trong quá trình chống dịch bệnh. 

Để hỗ trợ người lao động trong giai đoạn phòng chống dịch bệnh, Thủ Tướng cũng đã ban hành các chính sách hỗ trợ để giúp đỡ người lao động. Cụ thể các đối tượng, mức hỗ trợ và thủ tục hỗ trợ như sau:

    Nhóm đối

          tượng

Tiêu 

chí

Người Lao Động tạm hoãn thực hiện Hợp Đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương Người Lao Động Ngừng Việc Người Lao Động chấm dứt Hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp
Đối tượng, điều kiện hỗ trợ Người lao động làm việc cho các tổ chức, doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 được hỗ trợ khi đủ các điều kiện sau:

  1. Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng lao động, từ 15 ngày liên tục trở lên, tính từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021 và thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021.
  2. Đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại tháng liền kề trước thời điểm người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương.
Người lao động ngừng việc do dịch bệnh, đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại tháng trước liền kề tháng người lao động ngừng việc và thuộc đối tượng phải cách ly y tế hoặc trong các khu vực bị phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ 14 ngày trở lên trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021.

 

Người lao động làm việc cho các tổ chức, doanh nghiệp phải dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021 được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện sau:

  1. Đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại tháng liền kề trước thời điểm người lao động chấm dứt hợp đồng lao động.
  2. Chấm dứt hợp đồng lao động trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021 nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
  1. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
  2. Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
Mức hỗ trợ
  • 1.855.000 đồng/người đối với người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 15 ngày liên tục trở lên đến dưới 01 tháng (30 ngày).
  • 3.710.000 đồng/người đối với người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 01 tháng (30 ngày) trở lên.
  • Người lao động đang mang thai được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/người; 
  • Người lao động đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 06 tuổi thì được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/trẻ em chưa đủ 06 tuổi và chỉ hỗ trợ cho 01 người là mẹ hoặc cha hoặc người chăm sóc thay thế trẻ em.
  • 1.000.000 đồng/người.
  • Người lao động đang mang thai được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/người;
  • Người lao động đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 06 tuổi được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/trẻ em chưa đủ 06 tuổi và chỉ hỗ trợ cho 01 người là mẹ hoặc cha hoặc người chăm sóc thay thế trẻ em.

Bên cạnh đó, ngoài các khoản hỗ trợ trên, việc Người Lao Động ngừng việc nhưng vẫn được  Người sử dụng lao động trả lương ngừng việc, mức lương ngừng việc do các Bên thỏa thuận như sau:

a) Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;

b) Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.

  • 3.710.000 đồng/người.
  • Người lao động đang mang thai được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/người;
  •  Người lao động đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 06 tuổi được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/trẻ em chưa đủ 06 tuổi và chỉ hỗ trợ cho 01 người là mẹ hoặc cha hoặc người chăm sóc thay thế trẻ em.
Phương thức chi trả Trả 01 lần cho người lao động.
Hồ sơ đề nghị
  1. Bản sao văn bản thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương.
  2. Danh sách người lao động có xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 23/2021/QĐ-TTg.
  3. Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu một trong các giấy tờ sau: Giấy tờ chứng minh người lao động đang mang thai; Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng sinh của trẻ em; Giấy chứng nhận nuôi con nuôi; Quyết định giao, nhận chăm sóc thay thế trẻ em của cơ quan có thẩm quyền.
  1. Bản sao văn bản yêu cầu cách ly của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021.
  2. Danh sách người lao động có xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 23/2021/QĐ-TTg.
  3. Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu một trong các giấy tờ sau: Giấy tờ chứng minh người lao động đang mang thai; Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng sinh của trẻ em; Giấy chứng nhận nuôi con nuôi; Quyết định giao, nhận chăm sóc thay thế trẻ em của cơ quan có thẩm quyền.
  1. Đề nghị hỗ trợ theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 23/2021/QĐ-TTg.
  2. Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của một trong các giấy tờ sau:
  1. Hợp đồng lao động đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
  2. Quyết định thôi việc.
  3. Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
  1. Bản sao Sổ bảo hiểm xã hội hoặc xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội về việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp.
  2. Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu một trong các giấy tờ sau: Giấy tờ chứng minh người lao động đang mang thai; Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng sinh của trẻ em; Giấy chứng nhận nuôi con nuôi; Quyết định giao, nhận chăm sóc thay thế trẻ em của cơ quan có thẩm quyền.
Trình tự thực hiện
  1. Tổ chức, Doanh nghiệp đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội. Trong 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị, cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.
  2. Tổ chức, Doanh nghiệp gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt trụ sở chính. Thời hạn tiếp nhận hồ sơ chậm nhất đến hết ngày 31 tháng 01 năm 2022.
  3. Trong 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
  4. Trong 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định phê duyệt Danh sách và kinh phí hỗ trợ; đồng thời chỉ đạo thực hiện chi trả hỗ trợ. Trường hợp không phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
    1. Người sử dụng lao động đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội. Trong 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.
  • Người sử dụng lao động gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt trụ sở chính. Thời hạn tiếp nhận hồ sơ chậm nhất đến hết ngày 31 tháng 01 năm 2022.
  1. Trong 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
  2. Trong 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định phê duyệt Danh sách và kinh phí hỗ trợ; đồng thời chỉ đạo thực hiện chi trả hỗ trợ. Trường hợp không phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
  3. Trong 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kinh phí hỗ trợ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, người sử dụng lao động thực hiện chi trả cho người lao động.
  1. Người lao động có nhu cầu hỗ trợ gửi hồ sơ đến Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động. Thời hạn tiếp nhận hồ sơ chậm nhất đến hết ngày 31 tháng 01 năm 2022.
  2. Trước ngày 05 và ngày 20 hằng tháng, Trung tâm Dịch vụ việc làm rà soát, tổng hợp danh sách người lao động đủ điều kiện hỗ trợ trình Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
  3. Trong 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận danh sách, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
  4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt danh sách hỗ trợ; đồng thời chỉ đạo thực hiện chi trả hỗ trợ trong 03 ngày làm việc. Trường hợp không phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Cơ sở pháp lý
  • Quyết định 23/2021/QĐ-TTg Quy Định Về Việc Thực Hiện Một Số Chính Sách Hỗ Trợ Người Lao Động Và Người Sử Dụng Lao Động Gặp Khó Khăn Do Đại Dịch Covid-19, có hiệu lực 7/7/2021;
  • Nghị quyết số 68/Nq-Cp Về Một Số Chính Sách Hỗ Trợ Người Lao Động Và Người Sử Dụng Lao Động Gặp Khó Khăn Do Đại Dịch Covid-19, có hiệu lực 1/7/2021;
  • Khoản 3 Điều 99 Bộ Luật Lao Động 2019. 

Với tình hình dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ, các chính sách hỗ trợ trên cũng 1 phần hỗ trợ đến Người Lao Động để cùng nhau chống chọi và vượt qua được đại dịch này.  

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn



    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site. Switch to a production site key to remove this banner.