Tổ chức, cá nhân nước ngoài sở hữu kinh doanh bất động sản tại Việt Nam (phần 1)

I. Tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định pháp luật Việt Nam:

Cá nhân nước ngoài là: Theo quy định tại Khoản 5 điều 3 Luật Quốc Tịch thì có định nghĩa về khai niệm Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam là công dân nước ngoài và người không quốc tịch thường trú hoặc tạm trú ở Việt Nam. Theo quy định này thì có thể hiểu là cá nhân nước ngoài được hiểu gồm 02 nhóm là: (1) Công dân nước ngoài; (2) Người không quốc tịch.

Công dân nước ngoài là người có quốc tịch của một quốc gia khác không phải là quốc tịch Việt Nam.

Người không quốc tịch là người không có quốc tịch Việt Nam và cũng không có quốc tịch nước ngoài.

Tổ chức nước ngoài: Theo quy định của Luật doanh nghiệp thì tổ chức nước ngoài là tổ chức được thành lập ở nước ngoài theo pháp luật nươc ngoài. Tổ chức có thể phân loại làm 02 nhóm là tổ chức kinh tế và tổ chức khác không phải tổ chức kinh tế.

Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông. 

Tổ chức kinh tế theo Luật Đầu tư bao gồm các chủ thể là: doanh nghiệp, Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.

II. Các loại bất động sản mà cá nhân tổ chức nước ngoài được phép sở hữu, sử dụng tại Việt Nam:

Pháp luật Việt Nam có quy định riêng đối với từng loại bất động mà cá nhân, tổ chức được quyền sử dụng, sở hữu và kinh doanh tại Việt Nam nói chung và cá nhân nước ngoài, tổ chức nước ngoài nói riêng. 

Bất động sản là gì: Bất động sản là một trong những lọai tài sản theo quy định pháp luật Việt Nam. Theo quy định tại điều 107 của Bộ Luật Dân Sự bất động sản bao gồm 04 nhóm: (1) Đất đai; (2) nhà, công trình  xây dựng gắn liền với đất đai; (3) Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; (4) Tài sản khác theo quy định pháp luật.

(i) Đất đai: tại điều 53 Hiến Pháp quy định đất đại là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Tại Luật Đất Đai 2003 quy định cụ thể hơn về quyền sở hữu toàn nhân về đất đai như sau: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này. 

Do đó khẳng định theo quy định pháp luật Việt Nam thì đất đai không thuộc quyền sở hữu riêng của cá nhân, tổ chức (tức là cá nhân, tổ chức không có quyền sở hữu đất đai) mà thuộc sở hữu toàn dân và do nhà nước đại diện quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất để sử dụng theo quy định của Luật Đất Đai. Nhà nước trao quyền sử dung đất cho cá nhân, tổ chức sử dụng thông qua quyết định giao đất hoặc cho thuê đất.

Theo quy định thì cá nhân, tổ chức nước ngoài có quyền được sử dụng đất để sử dụng, kinh doanh với các mục đích phù hợp quy định thông qua các hình thức sau:

  • Thuê đất của nhà nước và trả tiền thuê đất;
  • Nhận giao đất và trả tiền sử dụng đất (đối với dự án kinh doanh nhà ở);
  • Thuê đất hoặc thuê lại đất của các tổ chức hoặc cá nhân;
  • Nhận chuyển nhượng dự án gắn liền với quyền sử dụng đất;

(ii) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai:

  • Nhà: nhà hay nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.

Theo quy định tại Điều 159 Luật nhà ở thì tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:

    • Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
    • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);
    • Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

Vì vậy cá nhân, tổ chức nước ngoài thuộc các trường hợp nêu trên được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

  • Công trình xây dựng khác không phải nhà ở gắn liền với đất đai: cá nhân, tổ chức nước ngoài có quyến sử dụng đất hợp pháp thì công trình xây dựng được xây dựng và tạo lập hợp pháp trên đất thì được nhà nước công nhận quyền sở hữu. Cá nhân, tổ chức ngoài đó có quyền sở hữu đối với công trình xây dựng hợp pháp đó. 

(iii) Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng và Tài sản khác theo quy định pháp luật: các tài sản khác gắn liên với nhà, công trình xây dựng được xây dựng và tạo lập hợp pháp thì thuộc sở hữu của cá nhân và tổ chức nước ngoài.

Xem thêm phần 2 tại: Tổ chức, cá nhân nước ngoài sở hữu kinh doanh bất động sản tại Việt Nam (phần 2).

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn



    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site. Switch to a production site key to remove this banner.