Thuyết hết quyền sở hữu trí tuệ

Pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ được ra đời với mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chủ sở hữu và tác giả khi sáng tạo nên một sản phẩm sở hữu trí tuệ. Thế nhưng, quyền sở hữu trí tuệ không mang tính tuyệt đối, trao mọi quyền cho chủ sở hữu. Về lý luận, nhằm cân bằng lợi ích của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và lợi ích công đồng, nhiều học thuyết đã ra đời thực hiện chức năng chính là cân bằng giữa lợi ích của các bên. Các học thuyết được biết đến và được nhiều quốc gia áp dụng có thể nói đến như “Thuyết sử dụng hợp lý” (Fair Use Doctrine), “Thuyết hết quyền” (Exhaution Doctrine) và “Nhập khẩu song song” (Parallel Import); quy định giới hạn quyền của chủ sở hữu và và quy định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, còn gọi là Li-xăng cưỡng bức (Compulsory Licence).(1) 

1. Khái niệm về “Thuyết hết quyền” (Exhausion of Right)  

“Cạn kiệt” nghĩa là việc sử dụng hết quyền đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp do hậu quả của việc chuyển nhượng hợp pháp quyền sở hữu đối với vật hữu hình chứa đựng tài sản sở hữu trí tuệ.(2)  

Thuyết hết quyền giúp xác định được giới hạn quyền sở hữu trí tuệ mang tính độc quyền và cân bằng giữa bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ với đảm bảo sự lưu thông của thị trường cũng như duy trì cạnh tranh lành mạnh; cân bằng giữa bảo vệ lợi ích của chủ thể nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ với lợi ích của người tiêu dùng.Pháp luật về hết quyền sở hữu trí tuệ và nhập khẩu song song ở một số nước thuộc hiệp hội các nước Đông Nam Á

Có thể hiểu đơn giản rằng, khi chủ sở hữu hoặc chủ thể được chủ sở hữu ủy quyền bán sản phẩm có gắn nhãn hiệu đã được bảo hộ ra thị trường, chủ thể không có quyền ngăn cản khách hàng bán lại, tặng cho sản phẩm này nếu nhưng không có sự đồng ý của chủ thể có quyền.  

2. Các loại thuyết hết quyền  

Hiện nay trên thế giới sẽ có ba (03) cơ chế hết quyền, cụ thể như sau: 

i. Hết quyền quốc gia: Theo cơ chế hết quyền quốc gia, quyền phân phối sản phẩm của chủ sở hữu quyền SHTT chỉ chấm dứt trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Có thể hiểu rằng, chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ không có quyền ngăn cản người khác bán, tặng cho các sản phẩm đã được chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ tung ra thị trường, thế nhưng, chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ được độc quyền nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài, dù rằng hàng hóa đó là do chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ hoặc các bên được chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ ủy quyền để bán.  

ii. Hết quyền khu vực: Cơ chế hết quyền khu vực cũng tương tự với hết quyền quốc gia, phạm vi áp dụng sẽ rộng hơn so với cơ chế của hết quyền quốc gia 

iii. Hết quyền quốc tế: Với cơ chế này, khi sản phẩm được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được chủ sở hữu hoặc với sự đồng ý của chủ sở hữu đưa ra bất kỳ thị trường nào trên thế giới.  

3. Thuyết hết quyền tại Việt Nam  

Pháp luật Việt Nam quy định về thuyết hết quyền sở hữu trí tuệ tại điểm b khoản 2 Điều 125 sửa đổi bổ sung năm 2022: “Lưu thông, nhập khẩu, khai thác công dụng của sản phẩm do chủ sở hữu, người được chuyển giao quyền sử dụng, kể cả chuyển giao quyền sử dụng theo quyết định bắt buộc, người có quyền sử dụng trước đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định của Luật này đưa ra thị trường, kể cả thị trường nước ngoài;” 

Có thể thấy, pháp luật Việt Nam áp dụng cơ chế hết quyền quốc tế, tức có nghĩa chủ thể sở hữu trí tuệ không có quyền ngăn cản người khác thực hiện các hành vi về lưu thông, nhập khẩu hoặc khai thác công dụng của sản phẩm mang quyền sở hữu trí tuệ tại thị trường nước ngoài.  

Tham khảo về định nghĩa “đưa sản phẩm ra thị trường” theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định 103/2006/NĐ-CP: “Sản phẩm được đưa ra thị trường được hiểu là sản phẩm do chính chủ sở hữu, người được chuyển giao quyền sử dụng, kể cả chuyển giao quyền sử dụng theo quyết định bắt buộc, người có quyền sử dụng trước đối tượng sở hữu công nghiệp đã đưa ra thị trường trong nước hoặc nước ngoài.”  

Thế nhưng, cần lưu ý rằng, việc chủ sở hữu không có quyền ngăn cấm người khác thực hiện các hình vi “lưu thông, nhập khẩu, khai thác” không đồng nghĩa sẽ tước đi toàn bộ quyền sử dụng của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ đối với một đối tượng sở hữu công nghiệp như được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 123 và Điều 124 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2020 và 2022. Chẳng hạn như đối với nhãn hiệu, căn cứ theo khoản 5 Điều 125 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền sử dụng nhãn hiệu trong các trường hợp: 

5. Sử dụng nhãn hiệu là việc thực hiện các hành vi sau đây: 

a) Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;

b) Bán, chào bán, quảng cáo để bán, trưng bày để bán, tàng trữ để bán, vận chuyển hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ;

c) Nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ.

Có thể hiểu rằng, một chủ thể có quyền khai thác, lưu thông một sản phẩm có gắn nhãn hiệu đã được chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chủ thể được chủ sở hữu nhãn hiệu ủy quyền đưa ra ngoài thị trường nhưng không có quyền gắn nhãn hiệu đó trên các phương tiện kinh doanh như biển hiệu, giấy tờ,… 

(1)  Đỗ Thị Minh Thủy, Thanh tra Bộ KH&CN, Vấn đề cân bằng lợi ích trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ – từ  luận đến thực tiễn giải quyết tranh chấp tại tổ chức thương mại thế giới, https://www.most.gov.vn/thanhtra/Pages/ChiTietTin.aspx?groupID=4&IDNews=466. 

(2) WIPO, Interface between exhaustion of intellectual property rights and competition law, Trang 4. 

Bài viết liên quan:

1/ Một số vấn đề cần lưu ý khi làm tác phẩm dịch

2/ Vấn đề quyền tác giả trong các show truyền hình thực tế

3/ Quản trị rủi ro vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động liên doanh


Khuyến cáo:

Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.

Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ liên của bài viết, vui lòng gửi email đến cs@apolatlegal.vn.

Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Sở hữu trí tuệ. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi Sở hữu trí tuệ và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com.

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn



    Send Contact
    Call Us
    Zalo