Thẩm định pháp lý cho doanh nghiệp

Thẩm định pháp lý trong doanh nghiệp nhằm giúp cho chủ doanh nghiệp hiểu được giá trị của doanh nghiệp. Đồng thời cũng cung cấp những thông tin khách quan về doanh nghiệp cho bên đầu tư.

Việc thẩm định pháp lý doanh nghiệp mặc dù đem lại nhiều lợi ích nhưng ít khi doanh nghiệp tự làm vì nó tốn khá nhiều thời gian và công sức, tiền bạc. Ta sẽ thường thấy việc thẩm định pháp lý doanh nghiệp xảy ra khi có sự mua bán, hợp nhất, sáp nhập.

1. Thẩm định pháp lý là gì? Tầm quan trọng của thẩm định pháp lý trong doanh nghiệp

Thẩm định doanh nghiệp là một quy trình tìm hiểu và xác định giá trị của doanh nghiệp. Bạn sở hữu một doanh nghiệp nhưng bạn chưa biết giá trị của doanh nghiệp là gì thì bạn không thể phát triển nó lên thêm nữa. Thẩm định doanh nghiệp thường là bước đầu tiên mà các nhà đầu tư muốn mua lại doanh nghiệp làm để xem tiềm năng của doanh nghiệp mà họ sắp đầu tư. 

Thẩm định doanh nghiệp xuất phát từ nhu cầu mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, đặc biệt trong thị trường hiện nay khi mà hoạt động M&A đang diễn ra sôi nổi. Chủ sở hữu doanh nghiệp cũng có thể tiến hành thẩm định doanh nghiệp của mình để biết được giá trị doanh nghiệp, nhằm điều chỉnh và nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.

Thẩm định pháp lý trong nghiệp nhằm tìm hiểu rõ những vấn đề pháp lý liên quan đến doanh nghiệp, những rủi ro pháp lý mà doanh nghiệp đã đang và có thể đối mặt. Việc thẩm định pháp lý doanh nghiệp giúp cung cấp những thông tin mang tính toàn diện và khách quan hơn cho bên đầu tư khi quyết định thực hiện một giao dịch hay một cuộc đầu tư vào doanh nghiệp được thẩm định, nhằm hạn chế rủi ro khi thực hiện giao dịch.

Tùy thuộc vào quy mô công ty và ngành nghề mà doanh nghiệp đang hoạt động mà sẽ có những lĩnh vực cần thẩm định pháp lý khác nhau. Thông thường, khi thẩm định pháp lý doanh nghiệp sẽ tiến hành thẩm định tổ chức công ty, quy mô công ty, sản phẩm của công ty, thị trường mà công ty đang hướng tới, các hợp đồng thương mại, hệ thống thông tin, các quyền sở hữu trí tuệ và các vấn đề liên quan đến đối thủ cạnh tranh. 

2. Hồ sơ thẩm định pháp lý mà doanh nghiệp phải lưu ý

Khi tổ chức thẩm định doanh nghiệp, cần lưu ý các hồ sơ sau để quá trình thẩm định diễn ra được thuận lợi hơn.

Về tổ chức doanh nghiệp, cần chú ý các loại giấy tờ sau:

  • Quyết định thành lập doanh nghiệp;
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Giấy chứng nhận cấp mã số thuế;
  • Biên bản góp vốn; 
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh (nếu doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có điều kiện).

Về tài sản của doanh nghiệp, cần lưu ý các loại giấy tờ sau:

  • Các loại giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất của doanh nghiệp (giấy chứng nhận QSDĐ, hợp đồng chuyển nhượng có công chứng, quyết định giao đất, bản đồ hiện trạng,…);
  • Các loại giấy tờ liên quan đến công trình xây dựng (giấy phép xây dựng, biên bản nghiệm thu công trình, bản vẽ hoàn công, bản vẽ thiết kế, hợp đồng thi công,…);
  • Các loại giấy tờ liên quan đến tài sản, nội thất công ty, các phương tiện vận chuyển của công ty (hóa đơn mua bản, biên bản thanh lý hợp đồng, bản vẽ kỹ thuật, giấy chứng nhận đăng ký phương tiện vận chuyển mà doanh nghiệp đang sở hữu,…)

Về số liệu tài chính của doanh nghiệp, cần lưu ý các loại giấy tờ sau:

  • Báo cáo tài chính của công ty đã được kiểm toán;
  • Bảng kết quả hoạt động của 05 năm liền kề trước khi thẩm định pháp lý doanh nghiệp;
  • Bảng lưu chuyển tiền tệ 05 năm liền kề trước khi thẩm định.
  • Bảng cân đối tài khoản 05 năm liền kề trước khi thẩm định.

3. Quy trình thẩm định pháp lý tại Apolat Legal

Thẩm định doanh nghiệp mất nhiều thời gian và công sức. Việc sử dụng dịch vụ thẩm định pháp lý sẽ là một lựa chọn tốt. Apolat xây dựng một đội ngũ nhân viên có kinh nghiệp lâu năm về thẩm định pháp lý doanh nghiệp. Bên cạnh những kiến thức được tích lũy qua từng vụ việc, thì đội ngũ Apolat cũng đưa ra những tư vấn phù hợp với từng đặc điểm của từng doanh nghiệp

B1: Thu thập thông tin liên quan

Muốn biết được doanh nghiệp có những giá trị gì thì trước tiên đội ngũ Apolat sẽ tiến hành khảo sát và thu thập các thông tin thực tế của doanh nghiệp cần thẩm định pháp lý. Đội ngũ Apolat sẽ thu thập những thông tin liên quan đến tình hình kinh doanh hiện tại, các đối thủ cạnh tranh xung quanh, môi trường làm việc trong nội bộ doanh nghiệp, các đối tác cũng như đối thủ luật, hệ thống thông tin, sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường… từ các nguồn thông tin đáng tin cậy và phù hợp. 

Từ những thông tin thu thập được qua các nguồn tin cậy, Apolat sẽ cân nhắc các điểm mạnh và điểm yếu của công ty trên các phương diện hoạt động kinh doanh và đưa ra đánh giá phù hợp.

B2: Kiểm tra các vấn đề pháp lý

Các vấn đề pháp lý luôn là sự ưu tiên hàng đầu khi thẩm định pháp lý một doanh nghiệp. Tuy nhiên nó cũng mất nhiều thời gian và công sức hơn đối với những thẩm định về mặt tổ chức hay mặt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Để thẩm định pháp lý một doanh nghiệp cần lưu ý những thông tin, tài liệu quan trọng liên quan đến tài chính, các khoản nợ, các hợp đồng thương mại, hoạt động xuất nhập khẩu, tình hình đóng thuế của doanh nghiệp. Các báo cáo tài chính trong 05 năm gần nhất cũng như vấn đề vốn của doanh nghiệp. Nếu bạn đọc có nhu cầu cần thẩm định giá doanh nghiệp có thể liên hệ Apolat để được đội ngũ nhân viên tư vấn cụ thể quy trình thẩm định pháp lý doanh nghiệp tại Apolat.

B3: Soạn thảo báo cáo thẩm định pháp lý

Sau khi thẩm định pháp lý doanh nghiệp, Apolat sẽ tiến hành soạn thảo báo cáo thẩm định pháp lý. Báo cáo thẩm định pháp lý doanh nghiệp sẽ nêu rõ những điểm sau đây:

  • Mục đích thẩm định giá
  • Đối tượng thẩm định giá 
  • Cơ sở giá trị của thẩm định giá
  • Phương pháp thẩm định giá
  • Những giả thiết và những điều kiện hạn chế khi thẩm định giá
  • Phân tích tài chính
  • Kết quả thẩm định giá
  • Phạm vi và thời hạn thẩm định giá
  • Chữ ký và xác nhận: thẩm định viên, người ký vào báo cáo thẩm định giá chịu trách nhiệm đối với những nội dung thực hiện trong báo cáo

Khuyến cáo:

Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.

Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ của bài viết, vui lòng gửi email đến cs@apolatlegal.vn. 

Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Doanh nghiệp & Đầu tư. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Việt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn



    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site.