Phân tích quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến sửa đổi, bổ sung đơn, rút đơn, tách đơn đăng ký nhãn hiệu (Đơn nhãn hiệu)

 

Phân tích quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến sửa đổi, bổ sung đơn, rút đơn, tách đơn đăng ký nhãn hiệu (Đơn nhãn hiệu)
Phân tích quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến sửa đổi, bổ sung đơn, rút đơn, tách đơn đăng ký nhãn hiệu (Đơn nhãn hiệu)

Kể từ thời điểm chủ đơn nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho đến trước thời điểm Cục SHTT có dự định thông báo cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, chủ đơn có quyền (i) sửa đổi, bổ sung đơn; (ii) rút đơn và (iii) tách đơn đăng ký nhãn hiệu. Để chủ đơn thực hiện một các quyền nêu trên trong quá trình đăng ký nhãn hiệu, chủ đơn cần lưu ý một số vấn đề pháp lý như sau:   

Điều 115 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 và 2022 (sau đây gọi là “Luật SHTT” là quy định chung đối với quyền sửa đổi, bổ sung đơn và tách đơn đăng ký sở hữu công nghiệp. Theo đó, nhãn hiệu thuộc trong những đối tượng quyền sở hữu công nghiệp, nên đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ được áp dụng theo quy định tại Điều 115 Luật SHTT nêu trên.  

Như đã đề cập tại phần mở đầu, thời điểm chủ đơn có quyền sử dụng một trong các quyền sửa đổi, bổ sung đơn, rút đơn, tách đơn đăng ký nhãn hiệu là “trước khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ hoặc quyết định cấp văn bằng bảo hộ”.

Quy định cụ thể, đối với:  

Sửa đổi, bổ sung đơn và tách đơn: chủ đơn có yêu cầu thực hiện nhóm quyền này thì phải nộp phí và lệ phí yêu cầu sửa đổi đơn. 

a. Giới hạn quyền đối với việc sửa đổi và bổ sung đơn là không được mở rộng phạm vi đối tượng đã bộc lộ hoặc nêu trong đơn và không được làm thay đổi bản chất của đối tượng yêu cầu đăng ký nêu trong đơn, đồng thời phải bảo đảm tính thống nhất của đơn.

b. Nội dung sửa đổi, bổ sung đơn: sửa đổi, bổ sung các tài liệu trong đơn với điều kiện việc sửa đổi, bổ sung không được mở rộng phạm vi (khối lượng) bảo hộ đã bộc lộ trong mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ đối với đơn đăng ký nhãn hiệu và không được làm thay đổi bản chất của đối tượng nêu trong đơn.   

c. Thủ tục thực hiện:

  • Trường hợp 1: do người nộp đơn chủ động thực hiện sau khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp chấp nhận đơn hợp lệ, kể cả thay đổi về đại diện hợp pháp tại Việt Nam:  
  • Đơn yêu cầu sửa đổi, bổ sung phải được làm theo Mẫu số 04 tại Phụ lục II của Nghị định này; 
  • Trường hợp 2: việc sửa đổi, bổ sung đơn trước khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp chấp nhận hoặc từ chối chấp nhận đơn hợp lệ hoặc sửa đổi, bổ sung đơn trên cơ sở thông báo của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến đơn đó:   
  • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung phải được thể hiện bằng văn bản trong đó nêu rõ nội dung yêu cầu sửa đổi, bổ sung.  

Lưu ý: người nộp đơn có thể yêu cầu sửa đổi, bổ sung với cùng một nội dung liên quan đến nhiều đơn có cùng loại đối tượng quyền sở hữu công nghiệp trong một Tờ khai hoặc một văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung.  

d. Phí và lệ phí cần nộp đối với thủ tục sửa đổi, bổ sung đơn: bao gồm (i) phí thẩm định yêu cầu sửa đổi và phí công bố thông tin. Cụ thể:  

  • Phí thẩm định yêu cầu sửa đổi, bổ sung cho mỗi nội dung sửa đổi theo quy định và bản sao chứng từ nộp phí (trường hợp nộp phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp); 
  • Phí công bố thông tin sửa đổi, bổ sung đơn theo quy định nếu nội dung sửa đổi, bổ sung phải được công bố theo Trường hợp 1. Trường hợp việc sửa đổi, bổ sung phải thực hiện để khắc phục những sai sót do lỗi của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp, người nộp đơn không phải nộp phí công bố.  

e. Tài liệu nộp kèm với việc sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký nhãn hiệu:  

  • Nộp kèm 05 mẫu nhãn hiệu, danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu.
  • Đối với trường hợp sửa đổi tên, địa chỉ, mã nước của người nộp đơn, tên, quốc tịch của tác giả, người nộp đơn phải nộp tài liệu xác nhận (bản gốc hoặc bản sao có chứng thực) hoặc tài liệu pháp lý (bản sao có chứng thực) chứng minh việc thay đổi (quyết định đổi tên, địa chỉ; giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ghi nhận việc thay đổi tên, địa chỉ v.v…). Đối với trường hợp sửa đổi đại diện sở hữu công nghiệp, người nộp đơn phải nộp tuyên bố thay đổi đại diện sở hữu công nghiệp.

Tách đơn:  

a. Chủ đơn cần lưu ý về ngày nộp đơn đối với đơn tách. Theo quy định, trường hợp tách đơn thì ngày nộp đơn của đơn được tách được xác định là ngày nộp đơn của đơn ban đầu.10 Ví dụ: đơn đăng ký nhãn hiệu cho nhãn hiệu “ACB, hình cách điệu”, đăng ký bảo hộ cho nhóm 30 và 35, có ngày nộp đơn là 29/10/2023. Sau đó, chủ đơn đã có yêu cầu tách đơn đăng ký nhãn hiệu, trong đó, đơn đầu tiên bảo hộ cho nhãn hiệu “ACB, hình cách điệu” sẽ bảo hộ cho nhóm 30 và đơn được tách sẽ đăng ký bảo hộ cho nhóm 35. Trường hợp này, ngày nộp đơn của đơn bị tách được xác định là 29/10/2023.  

b. Phạm vi tách đơn:  

  • Một phần danh mục hàng hóa, dịch vụ trong đơn đăng ký nhãn hiệu sang một hoặc nhiều đơn mới, gọi là đơn tách).

c. Xử lý đơn ban đầu và đơn tách:  

  • Đơn tách mang số đơn mới và được lấy ngày nộp đơn của đơn ban đầu hoặc (các) ngày ưu tiên của đơn ban đầu (nếu có). 
  • Đối với mỗi đơn tách, người nộp đơn phải nộp lệ phí nộp đơnmọi khoản phí, lệ phí cho các thủ tục được thực hiện độc lập với đơn ban đầu (ngoài các thủ tục đã được thực hiện ở đơn ban đầu mà không cần phải thực hiện lại ở đơn tách), nhưng không phải nộp phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (trừ trường hợp tách đơn kiểu dáng công nghiệp do không bảo đảm tính thống nhất). Đơn tách được thẩm định về hình thức và tiếp tục được xử lý theo các thủ tục chưa được hoàn tất đối với đơn ban đầu. Đơn tách phải được công bố theo quy định.  
  • Người nộp đơn phải nộp bản thuyết minh về đối tượng yêu cầu bảo hộ và nội dung thay đổi so với đơn ban đầu khi nộp đơn tách. 
  • Đơn ban đầu (sau khi bị tách) tiếp tục được xử lý theo thủ tục xử lý đơn hoặc theo thủ tục sửa đổi đơn.

Rút đơn: 

  • Người nộp đơn có quyền tuyên bố rút đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bằng văn bản do chính mình đứng tên hoặc thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp nếu giấy uỷ quyền có nêu rõ việc uỷ quyền rút đơn.13 Từ thời điểm người nộp đơn tuyên bố rút đơn, mọi thủ tục tiếp theo liên quan đến đơn đó bị chấm dứt. Mọi đơn đăng ký nhãn hiệu đã rút đều được coi là chưa từng được nộp, trừ trường hợp đơn được dùng làm căn cứ để yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.  
  • Xử lý yêu cầu rút đơn: Trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày nhận được yêu cầu, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp:
    • Trường hợp 1: Ra thông báo chấp nhận rút đơn trong trường hợp yêu cầu rút đơn đáp ứng quy định tại Điều 116 Luật SHTT và chấm dứt việc xử lý đơn, ghi nhận việc rút đơn trong hồ sơ đơn.  

Lưu ý: Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp đã rút không thể được khôi phục mà chỉ có thể dùng làm căn cứ để yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo quy định tại khoản 3 Điều 116 của Luật Sở hữu trí tuệ. 

    • Trường hợp 2: Ra thông báo dự định từ chối chấp nhận rút đơn trong trường hợp yêu cầu rút đơn không đáp ứng quy định tại Điều 116 Luật SHTT (yêu cầu rút đơn không phải do người nộp đơn thực hiện; hoặc tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp không có giấy uỷ quyền hoặc giấy ủy quyền không hợp lệ) và ấn định thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra thông báo để người nộp đơn khắc phục thiếu sót.  
    • Trường hợp 3: Ra thông báo từ chối chấp nhận rút đơn nếu người nộp đơn không khắc phục thiếu sót trong thời hạn quy định tại Trường hợp 2 hoặc khắc phục thiếu sót nhưng không đạt yêu cầu. 

 


Khuyến cáo:

Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.

Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ của bài viết, vui lòng gửi email đến cs@apolatlegal.vn.

Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Sở Hữu Trí Tuệ. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi tại đây và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com.

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn



    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site. Switch to a production site key to remove this banner.