Hiện nay, các công ty ngày càng chú ý và quan tâm việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm, bao gồm nhưng không giới hạn cho các nhãn hiệu, các kiểu dáng công nghiệp, bao bì sản phẩm, chương trình máy tính hoặc các sản phẩm khác có liên quan. Một trong những vấn đề phức tạp khi tiến hành đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là liệu bao bì sản phẩm hoặc kiểu dáng công nghiệp nên được bảo hộ dưới hình thức nào, là quyền tác giả hay kiểu dáng công nghiệp? Bài viết dưới đây sẽ phân tích và làm rõ hơn những thắc mắc của doanh nghiệp/cá nhân.
Quyền tác giả | Kiểu dáng công nghiệp | |
Khái niệm | Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu1.
Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp bao gồm: Thiết kế đồ họa (hình thức thể hiện của biểu trưng, bộ nhận diện và bao bì sản phẩm; hình thức thể hiện của nhân vật); thiết kế thời trang; thiết kế mang tính mỹ thuật gắn liền với tạo dáng sản phẩm; thiết kế nội thất, trang trí nội thất, ngoại thất mang tính mỹ thuật. Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được thể hiện dưới dạng tạo dáng sản phẩm mang tính mỹ thuật, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình trong lĩnh vực tương ứng và không bao gồm tạo dáng bên ngoài của sản phẩm bắt buộc phải có để thực hiện chức năng của sản phẩm2. |
Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm hoặc bộ phận để lắp ráp thành sản phẩm phức hợp, được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này và nhìn thấy được trong quá trình khai thác công dụng của sản phẩm hoặc sản phẩm phức hợp3. |
Điều kiện bảo hộ |
|
Căn cứ theo Điều 63 Luật Sở hữu trí tuệ, điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là:
1. Có tính mới; 2. Có tính sáng tạo; 3. Có khả năng áp dụng công nghiệp. |
Điểm khác biệt giữa quyền tác giả đối với kiểu dáng công nghiệp nằm ở “tính mới”. Căn cứ theo khoản 1 Điều 65 Luật Sở hữu trí tuệ, một kiểu dáng công nghiệp được xem là có tính mới khi nếu kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên. Từ quy định trên, có thể hiểu rằng, kiểu dáng công nghiệp phải có tính mới so với chính sản phẩm của mình. Vì khi sản phẩm được công khai rộng rãi hay được bộ lộ dưới bất kỳ hình thức nào sẽ được xem là một kiểu dáng công nghiệp đối chứng dẫn đến khả năng làm mất tính mới đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp dự định nộp.
Trong quá trình tư vấn, Apolat Legal đã nhận thấy có rất nhiều doanh nghiệp đã mất đi cơ hội đăng ký kiểu dáng công nghiệp do đã công khai sử dụng trước đó, kể cả sản phẩm không được quảng cáo rộng rãi mà chỉ bán giữa những người dùng với nhau. Điều này đã làm cho sản phẩm của họ không thể được bảo hộ dưới dạng kiểu dáng công nghiệp do không đáp ứng được điều kiện bảo hộ, cụ thể là tính mới. Trong những trường hợp như trên, phương án giải quyết cuối cùng chính là đăng ký quyền tác giả nhằm bảo hộ hình dáng bên ngoài của sản phẩm.
Quyền tác giả | Kiểu dáng công nghiệp | |
Thời hạn bảo hộ |
|
Thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm4. |
Cơ chế bảo hộ | Tự động bảo hộ kể từ khi tác phẩm được định hình. Tác giả/chủ sở hữu quyền tác giả có thể tiến hành đăng ký bảo hộ quyền tác giả tại Cục Bản quyền tác giả | Quyền bảo hộ chỉ được xác lập dựa trên Quyết định cấp văn bằng bảo hộ của Cục Sở hữu trí tuệ. |
Thời hạn xử lý | Thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là 15 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ5. | Theo quy định pháp luật, thời hạn thẩm định hình thức đơn là 01 tháng và thẩm định nội dung không quá 07 tháng6. |
Phạm vi bảo hộ | Quyền tác giả bảo hộ tính định hình của tác phẩm, không bao gồm các ý tưởng, sáng tạo khi xác lập tác phẩm. Có thể hiểu rằng, quyền tác giả chỉ bảo hộ hình ảnh của tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. | Kiêu dáng công nghiệp được bảo hộ về mặt nội dung, ý tưởng. |
Khả năng xử lý xâm phạm | Khi có hành vi xâm phạm được quy định tại khoản 1 Điều 66 Nghị định 17/2023/NĐ-CP.
Vì phạm vi bảo hộ quyền tác giả chỉ là bảo hộ tính định hình của tác phẩm, tức có nghĩa, chủ sở hữu quyền tác giả chỉ bảo hộ hình thức của tác phẩm. Chủ sở hữu quyền tác giả không thể xử lý xâm phạm khi có một bên thứ ba sử dụng, phân phối những sản phẩm có thiết kế trùng hoặc tương tự với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. |
Khi có hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp theo quy định tại Điều 126 Luật Sở hữu trí tuệ.
Ngược lại, do phạm vi bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp là bảo hộ ý tưởng, sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp. Do đó, chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp có quyền xử lý xâm phạm đối với những hành vi sử dụng, phân phối kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với kiểu dáng công nghiệp. Có thể thấy, cơ chế bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp mạnh hơn so với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. |
Từ những phân tích nêu trên, dựa vào tình trạng đáp ứng điều kiện bảo hộ tương ứng với từng loại quyền sở hữu trí tuệ, chủ sở hữu sẽ có những phương án bảo hộ phù hợp với tình trạng của sản phẩm. Trường hợp doanh nghiệp đã tiến hành công bố sản phẩm trước khi tiến hành đăng ký kiểu dáng công nghiệp, chủ sở hữu nên tiến hành đăng ký quyền tác giả cho sản phẩm, đây là cơ sở để chủ sở hữu tiến hành xử lý xâm phạm cho bên thứ ba.
Apolat Legal khuyến nghị doanh nghiệp nên lưu ý cân nhắc đăng ký kiểu dáng công nghiệp khi sản phẩm vừa hoàn thiện, và trước khi tiến hành công bố ra thị trường nhằm đảm bảo tính mới. Sau khi kiểu dáng công nghiệp đã được chấp thuận hình thức, chủ sở hữu có thể công bố sản phẩm và đăng ký quyền tác giả đối với sản phẩm. Trong quá trình thẩm định nội dung kiểu dáng công nghiệp, chủ sở hữu có thể tiến hành đăng ký quyền tác giả nhằm bảo hộ cho sản phẩm của công ty.
(1) Khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, 2020 và 2022.
(2) Khoản 8 Điều 6 Nghị định 17/2023/NĐ-CP.
(3) Khoản 13 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, 2020 và 2022.
(4) Khoản 4 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2020 và 2022.
(5) Khoản 3 Điều 39 Nghị định 17/2023/NĐ-CP.
(6) Điểm c khoản 2 và khoản 1 Điều 119 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2020 và 2022.
Khuyến cáo:
Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.
Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ liên của bài viết, vui lòng gửi email đến cs@apolatlegal.vn.
Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Sở hữu trí tuệ. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi Sở hữu trí tuệ và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com.