Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông. Hiện nay, tỷ lệ nhà đầu tư nước ngoài ngày càng tăng và việc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam cần tuân thủ các quy định Luật đầu tư 2020. Tuy nhiên, việc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư thành lập công ty con hoặc liên doanh hoặc mua vốn/ cổ phần vào công ty khác tại Việt Nam thì có gặp khó khăn hay trở ngại hay không? Đây cũng là một vấn đề mà nhiều Nhà đầu tư nước ngoài cũng như các Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài còn mơ hồ và chưa thực sự hiểu rõ. Tại bài viết này, Chúng tôi sẽ giới thiệu về các quy định cũng như những hạn chế của Tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài khi thành lập công ty/ góp vốn/mua cổ phần tại Việt Nam.
Theo quy định tại Điều 23 Luật Đầu tư 2020 thì:
1. Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC nếu tổ chức kinh tế đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:
-
- Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
- Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
- Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
2. Tổ chức kinh tế không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c nêu trên thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
Như vậy, theo quy định trên, chúng ta có thể mô phỏng thành sơ đồ sau:
- Nhà đầu tư cần phải phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập/ đầu tư góp vốn/ mua cổ phần/mua phần vốn góp vào Công ty A;
- Công ty A cần phải phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập/ đầu tư góp vốn/ mua cổ phần/mua phần vốn góp vào Công ty B;
- Công ty B cần phải phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập/ đầu tư góp vốn/ mua cổ phần/mua phần vốn góp vào Công ty C;
- Công ty C thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào Công ty D.
Bên cạnh đó, đối với trường hợp sau thì Nhà đầu tư cũng cần đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập/ đầu tư góp vốn/ mua cổ phần/mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế khác:
(Tổ chức kinh tế theo quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2020)
- Công Ty A và Nhà đầu tư nước ngoài cần phải phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập/ đầu tư góp vốn/ mua cổ phần/mua phần vốn góp vào Công ty B.
Với các sơ đồ mô phỏng nêu trên, chúng tôi hi vọng Nhà đầu tư cũng như Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có cái nhìn tổng quan và hiểu rõ hơn về điều kiện của tổ chức kinh tế khi thực hiện đầu tư vào một tổ chức kinh tế nào đó, để từ đó có thể cân nhắc đưa ra kế hoạch đầu tư phù hợp và có sự chuẩn bị về các điều kiện cần thiết khi tiến hành đầu tư trong một lĩnh vực nào đó mà Việt Nam chưa cam kết mở cửa thị trường cho Nhà đầu tư nước ngoài cũng như Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.